Có những người bị cho là thiểu năng trí tuệ, nhưng họ lại có khả năng đặc biệt như vẽ tranh bằng trí nhớ chỉ sau một lần nhìn qua, có trí nhớ siêu phàm, có thể nghe là nhận biết được cao độ nốt nhạc một cách chính xác,…
Thiểu năng trí tuệ được dịnh nghĩa là những người có chỉ số IQ dưới 70 và gặp một số vấn đề hạn chế trong hoạt động thích ứng. Người thiểu năng trí tuệ có nhận thức khác với người bình thường và khả năng thích ứng xã hội rất kém.
Thiên tài là những người làm được những điều phi thường và đặc biệt, đạt được những thành tựu vĩ đại. Họ có năng khiếu. năng lực bẩm sinh hoặc có thành tựu vượt xa người khác trong một lĩnh lực nào đó.
Có thể thấy thiên tài và thiểu năng có một điểm chung đó là … không giống người bình thường. Họ khác với người bình thường về nhận thức, hành vi và năng lực. Tưởng chừng thiên tài là sự đối lập với thiểu năng trí tuệ. Ấy vậy mà ranh giới giữa chúng lại mong manh và rất dễ bị phá vỡ.
1. Kim Peek – Thiên tài tự kỷ
Kim Peel sinh năm 1951, mất năm 2009 là một người Mỹ sở hữu trí nhớ tuyệt đỉnh. Ông có thể nhớ chính xác khoảng 12.000 đầu sách vì trí nhớ của ông là dạng trí nhớ thấu niệm. Tuy nhiên, nhà thông thái này lại bị khuyết tật về phát triển xã hội. Các nhà khoa học cho rằng, những phát triển bất thường bẩm sinh ở não là nguyên nhân dẫn tới khiếm khuyết của ông.
Ngoài trí nhớ hoàn hảo, Kim Peel còn có khả năng đọc hai trang sách cùng một lúc bằng cách sử dụng mỗi bên mắt cho một trang sách.
2. Lư Tô Vỹ
Lư Tô Vỹ sinh năm 1960 tại Đài Loan, anh bị thiểu năng trí tuệ khi 8 tuổi sau khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Anh không thể sinh hoạt như người bình thường và không thể nhận thức được ngay cả khi cô giáo mắng.
Thường xuyên bị 0 điểm và lên lớp 5 mới có thể đọc chữ. Vậy mà anh đã đỗ vào đại học và có nhiều phát minh đột phá. Sau này còn trở thành chuyên gia trong lĩnh lực khai thác và phát triển năng lực tiềm ẩn và là tác giả của 50 đầu sách về giáo dục con cái.
Anh còn viết về câu chuyện của cá nhân mình trong cuốn “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác”. Sự thành công của Tô Vỹ cũng có phần không nhỏ từ nỗ lực giáo dục của gia đình, thầy cô và những người xung quanh.
2. Karl Weight – Thiên tài “thiểu năng trí tuệ”
Sinh ra ở một thôn nhỏ ở Đức, cậu luôn bị bạn bè chế nhạo và coi là kẻ thiểu năng trí tuệ. Nhưng dưới nỗ lực của bản thân và gia đình, năm 9 tuổi cậu đã biết thành thạo 6 ngôn ngữ (Đức, Anh, Pháp, Ý, Latinh, Hy Lạp) và thông hiểu số học, vật lý, thực vật học, hóa học và động vật học.
9 tuổi cậu đỗ vào đại học Leizig, năm 16 tuổi cậu giành được học vị tiến sĩ luật của đại học Berlin. 23 tuổi công bố cuốn sách “những sai lầm của Dante”. Ông cho rằng đối với trẻ nhỏ thì giáo dục mới là điều quan trọng chứ không phải thiên phú.
Ông còn chứng minh điều này khi nuôi dưỡng con mình (cũng đặt tên là Karl Weight) từ một trẻ thiểu năng thành tiến sĩ triết học năm 14 tuổi. 2 năm sau đạt tiến sĩ luật học và được bổ nhiệm làm giáo sư luật tại Đại học Berlin.
3. Chu Vỹ
Chu Vỹ sinh ra ở huyện Ngũ Đài, Trung Quốc. Từ nhỏ đã bị coi là “thiểu năng trí tuệ” do bị bại não bẩm sinh, sinh hoạt hằng ngày luôn gặp khó khăn và phải nhờ người thân hỗ trợ.
Vậy mà chỉ sau khi xuất hiện trên chương trình “Bộ óc cường đại nhất” cậu đã trở nên nổi tiếng với tài năng đặc biệt của mình. Cậu khiến mọi người kinh ngạc trước khả năng tính nhẩm siêu phàm, dù là những phép toán phức tạp nhất.
Từ một người thiểu năng trí tuệ trong mắt mọi người xung quanh, cậu đã được biết đến là thiên tài có bộ não “khủng” nhất Trung Quốc. Chu Vỹ là một trong rất nhiều trường hợp khiến xã hội có cái nhìn khác về những người lập dị và thiểu năng trí tuệ.
5. Stephen Wiltshire và khả năng quan sát vượt bậc
Stephen Wiltshire, được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỉ vào lúc 3 tuổi. Nhưng hiện nay anh lại là một nghệ sĩ vẽ cảnh quan chi tiết của thành phố. Anh được biết đến nhiều nhất với khả năng quan sát chi tiết phi thường về tổng thể các thành phố trong vài giây. Sau đó, Stephen Wiltshire có thể mô tả lại chúng với độ chính xác đáng kể khiến không ít người thán phục.
6. Christopher Taylor – Không nhớ đường đi nhưng lại thông thạo hơn 30 thứ tiếng
Taylor sống tại Đông Bắc nước Anh, anh không thể nhớ đường và thường xuyên đi lạc nếu không có người giúp đỡ, nhưng lại có thể nói thông thạo hơn 30 thứ tiếng, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hindi, Italia, Nauy, Ba lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Còn vô số trường hợp khác về khả năng vô hạn của những người bị cho là thiểu năng trí tuệ. Những người thiểu năng trí tuệ có cơ chế hoạt động bộ não rất khác biệt so với người bình thường, khiến họ có sức sáng tạo vô cùng lớn, nhưng đổi lại là các hạn chế về mặt xã hội. Chính bộ não không bình thường khiến họ trở nên phi thường.
Liệu đâu là ranh giới giữa thiên tài và thiểu năng trí tuệ hay có lẽ chúng ta còn chưa thể định nghĩa một cách chính xác 2 khái niệm này?
Theo TTT