Tinh Hoa

Những nhân vật cổ đại thường thấy trong sách giáo khoa trông như thế nào ngoài đời thực?

Vào năm 1877, nhà nhân chủng học người Đức, Hermann Schaaffhausen là người đầu tiên đã cố gắng tái tạo lại diện mạo của con người (từ thời đại Cổ sinh) thông qua hộp sọ của họ. Ngày nay, cũng bằng phương pháp này, chúng ta đã có thể đối chiếu xem diện mạo thực sự của họ như thế nào so với tranh vẽ và các tác phẩm điêu khắc.

Nữ hoàng Elizabeth I

Năm 2018, nghệ sĩ người Anh Mat Collishaw đã giới thiệu dự án robot của mình với tên gọi “Mặt nạ tuổi trẻ” nhằm tái tạo lại khuôn mặt của Nữ hoàng Elizabeth I. 

(Ảnh qua Britght Side)

Nữ hoàng Elizabeth I lên ngôi khi chỉ mới 25 tuổi. Được biết, triều đại Nữ hoàng cai trị là một trong những thời kỳ hoàng kim nhất của lịch sử nước Anh.

Nero

Nghệ sĩ người Tây Ban Nha, Salva Ruano đã phát triển một dự án có tên là Césares de Roma nhằm tái tạo lại khuôn mặt của các hoàng đế La Mã như Nero, Octavian Augustus và Caligula. Để khắc họa những người này một cách chân thực nhất, ông đã giành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và khai thác hình dạng diện mạo của họ từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau.

(Ảnh qua Britght Side)

Nero lên ngôi hoàng đế năm 16 tuổi. Lúc đầu, ông được cho là một vị hoàng đế sáng suốt và thận trọng, nhưng sau một thời gian, Nero lại thể hiện ra mình là một người cực kỳ tàn bạo.

Octavian Augustus

(Ảnh qua Britght Side)

Octavian Augustus là cháu trai của Caesar và là người sáng lập ra Đế chế La Mã. Ông đã mở rộng đáng kể biên giới quốc gia và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của chế độ này.

Caligula

(Ảnh qua Britght Side)

Hoàng đế Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus ban đầu là một người khá dè dặt, nhưng sau một thời gian cai trị ông liền trở nên tàn ác, và bị ám sát chỉ sau 4 năm cai trị của mình.

Nicholas the Wonderworker (Nguyên bản của ông già Noel)

(Ảnh qua Britght Side)

Những người Kitô giáo gọi Saint Nicholas là Vị Thần bảo hộ người lao động, đặc biệt là trẻ em. Thánh Saint cũng được biết đến là nguyên mẫu của hình tượng ông già Noel ngày nay mà mọi người biết đến. Và ở phương Đông, ông được coi là vị thánh bảo trợ của khách du lịch, trẻ mồ côi và các tù nhân. Vào năm 2014, các nhà khoa học Anh đã cố gắng tái tạo lại diện mạo từ hộp sọ của Saint Nicholas. Được biết, chiều cao của Nicholas là 1m67, với phần đầu tròn và quai hàm rộng.

Calpea

Năm 1996, tại Gibraltar, người ta đã tìm thấy hài cốt của một người phụ nữ sống vào thời đại cách đây 7.500 năm trước trong thời kỳ đồ đá mới. Cô được đặt tên là Calpea, và cái tên được lấy cảm hứng từ một tảng đá gần nơi chôn cất của người phụ nữ này.

(Ảnh qua Britght Side)

Hộp sọ của cô đã bị biến dạng, nhưng nhờ công nghệ hiện đại, các nhà khoa học gần đây đã tìm cách khôi phục lại nó và chỉ trong 6 tháng, họ đã tái tạo lại thành công diện mạo của Calpea. 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng Calpea là một cô gái tóc nâu với đôi mắt đen đã qua đời khi chỉ khoảng 30-40 tuổi.

Lord of Sipan

Năm 1987, nhà khảo cổ học Walter Alva đã phát hiện ra ngôi mộ của một người được biết đến với tên gọi “Chúa tể Sipan” ở phía bắc Peru. Vị chúa tể này đã được chôn cất tại đây cùng với 8 người khác. 

(Ảnh qua Britght Side)

Năm 2016, các nhà nhân chủng học đã tái tạo lại diện mạo của ông và phát hiện rằng ông bị viêm khớp và qua đời ở độ tuổi từ 45 đến 55.

Meritamen

(Ảnh qua Britght Side)

Meritamen là một người cai trị Ai Cập cổ đại và là con gái của Ramesses II. Vào đầu thế kỷ 19, ngôi mộ của bà được tìm thấy bởi Karl Lepsius. Và năm 2016, phần đầu của bà được các nhà khoa học Úc đến từ Đại học Melbourne tái tạo lại. Họ đã sử dụng máy in 3D và chụp cắt lớp vi tính. Hộp sọ của Meritamun phải tốn đến 140 giờ để in ra.

Robert the Bruce

(Ảnh qua Britght Side)

Robert the Bruce là một trong những vị vua vĩ đại nhất của Scotland và là người sáng lập vương triều Bruce. Hàng loạt ca tái tạo diện mạo đã được thực hiện, và các nhà khoa học cho rằng ông đã mắc phải bệnh phong. 

Tuy nhiên họ vẫn không thể đưa ra kết luận cuối cùng do thiếu dữ kiện nên đã quyết định tạo ra 2 phiên bản diện mạo của vị vua này: một phiên bản ông bị mắc bệnh phong và một phiên bản thì không bị.

William Shakespeare

(Ảnh qua Britght Side)

William Shakespeare là một trong những nhà soạn kịch nổi tiếng nhất thế giới. Đã có nhiều nghi ngờ liên quan đến quyền tác giả các tác phẩm của ông sau khi Shakespeare qua đời. Vốn từ vựng của ông được ghi nhận trong khoảng từ 17.500 đến 29.000 từ, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông là người có học vấn.

Năm 1849, chiếc mặt nạ người chết của Shakespeare đã được tìm thấy ở Đức. Với sự giúp đỡ của nó, một nhóm các nhà nhân chủng học người Anh từ Đại học Dundee đã tái tạo lại khuôn mặt của nhà văn này.

Thanh Thiên (theo Bright Side)