Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại đến sức khỏe.
Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươn
Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
– Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có nhớt và máu, nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.
– Chữa bệnh phong thấp: Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.
– Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.
– Chữa chứng bất lực: Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.
Những kiêng kị đối với lươn
– Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu… vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.
– Không nên ăn lươn đã chết: Không ít bà nội trợ quan niệm, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.
Bởi vì, khi lươn chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
– Ăn lươn chưa chín: Bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo lươn được chín. Bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
– Ăn lươn khi bị bệnh gút: Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
TinhHoa tổng hợp