Mọi người tin rằng thuốc phiện gây nghiện và khi bạn bắt đầu dùng chúng, thì sau một khoảng thời gian nhất định bạn sẽ trở thành nghiện vì các tác động hóa học, phải không? Câu trả lời là không nhất thiết là vậy.
Ví dụ, nếu bạn bị gãy xương hông, bạn sẽ phải đến bệnh viện để điều trị. Và bạn sẽ được chích diamorphine cả tuần hay thậm chí cả tháng. Diamorphine chính là heroin. Thực tế thì nó là loại heroin mạnh hơn bất kỳ loại nào bạn mua ngoài đường, vì nó không có trộn với những tạp chất mà người bán pha loãng cùng với heroin. Ngay lúc này, có những người ở gần bạn hiện đang được dùng heroin chất lượng cao tại bệnh viện. Vậy thì, ít nhất một số họ phải bị nghiện chứ? Nhưng điều này đã không xảy ra. Bà của bạn sẽ không trở nên nghiện ngập trong quá trình trị liệu gãy xương hông.
Vậy tại sao có người lại nghiện? Nhà báo Anh Johann Hari có những người thân bi nghiện và anh muốn nghiên cứu thêm lý do tại sao họ không thể phá vỡ thói quen đó, và những gì anh tìm thấy sẽ làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về nghiện.
Lý do khiến chúng ta tin tưởng rằng chất gây nghiện kiểm soát chúng ta đến từ một thí nghiệm được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Họ đã đặt một con chuột trong một cái lồng và không bỏ gì trong đó ngoại trừ nước sạch và nước trộn với heroin. Trong phần lớn thời gian, con chuột chỉ uống nước có tẩm heroin cho tới chết.
Nhưng 70 năm sau đó, Bruce Alexander, một giáo sư tâm lý học tại Vancouver nghĩ, hãy làm một “thiên đường cho chuột” và cung cấp cho nó tất cả những gì nó muốn để làm nó hạnh phúc, do đó một “công viên chuột” đã được tạo ra, được trang bị đồ chơi, đường hầm, thức ăn, những con chuột khác và hai loại nước – một trộn với heroin và một là nước sạch. Ngạc nhiên thay, những con chuột chủ yếu uống nước sạch và hầu như không chạm vào nước tẩm heroin.
Điều này cho chúng ta thấy một quan điểm mới khác hoàn toàn về chất gây nghiện, liệu nó có thực sự gây nên vấn đề này? Sau đó, họ muốn kiểm tra giả thuyết này trên con người, nhưng về mặt pháp lý thì điều này không thể thực hiện được. Tuy nhiên, có một thứ tương tự đã xảy ra tại thời điểm đó, đó chính là cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong suốt cuộc chiến này, 20% số lính đã bị nghiện heroin. Những người quay về Mỹ lo lắng rằng khi chiến tranh kết thúc sẽ có hàng trăm người nghiện heroin trên các đường phố. Nhưng điều này đã không xảy ra, 95% những người lính đã ngừng sử dụng heroin khi họ trở về nhà và không cần tới trung tâm cai nghiện hay quá trình điều trị cai nghiện nào.
Giáo sư Alexander bắt đầu suy nghĩ, nếu nó không phải là chất gây nghiện, vậy thì có thể nó là “nhà tù” của chính bạn như chúng ta thường nói? hay sự thích nghi với môi trường xung quanh của bạn?
Một giáo sư khác, Peter Cohen nó không nên được gọi là nghiện, mà nên gọi là sự kết nối.
Những người có những mối quan hệ lành mạnh, công việc tốt, và một cuộc sống hạnh phúc không cảm thấy họ cần phải kết nối với những chất gây nghiện này.
Thanh Phong dịch từ Vision Times