Băng tan, hạn hán, cháy rừng, nước biển dâng… tất cả đều là những bức hình “biết nói” cho thấy Trái đất chúng ta đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng lâm nguy.
Trái đất đang ngày một nóng lên, vùng cực sẽ nóng lên nhanh gấp 2 lần mức trung bình trên toàn cầu. Cùng với đó, băng tan khiến diện tích của biển ở vùng cực ngày một thu hẹp lại. Quá trình “mất băng” diễn ra rất chậm rãi, nên ít người nhận ra rằng chúng đang thực sự diễn ra. Tuy nhiên những bức ảnh dạng before (trước) – after (sau) này sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét.
Và giới nghiên cứu cho rằng, nhìn thấy được chính xác những gì đang xảy ra, bạn sẽ hiểu được rằng biến đổi khí hậu đang nghiêm trọng đến mức độ nào.
Số liệu mới nhất của Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết, đảo Greenland đã mất mấy trăm tỷ tấn băng chỉ trong 2 năm, khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng thêm 0,75mm mỗi năm.
Đây là hình ảnh hồ Irmia ở phía Tây Bắc Iran – một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Hình ảnh thu được từ về tinh cho thấy hồi tháng 4/2016, nước hồ vẫn mang màu xanh lục nhưng đến tháng 7, hồ đã chuyển màu đỏ thẫm như máu.
Tảo có thể là nguyên nhân khiến nước hồ đổi màu. Ngoài ra, diện tích hồ đang giảm ở mức báo động 220 km2/năm. Trong 14 năm qua, hồ đã mất 70% diện tích bề mặt, khiến nước hồ ngày càng mặn hơn.
Những hình ảnh ghi lại từ vệ tinh cho thấy, hàng nghìn hecta đất, rừng của thành phố Fort McMurray của Canada trước đây được phủ kín bằng màu xanh của cây cối thì nay đã bị thiêu hủy hoàn toàn.
Theo các chuyên gia, chính tình trạng thời tiết khô hạn tiếp tục kéo dài khiến cho việc khống chế cơn cháy rừng ở thành phố Fort McMurray trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nước trong hồ Poopó ở Bolivia đã hoàn toàn khô cạn. Đây chính là hậu quả của việc lấy nước phục vụ cho khai thác khoáng sản và nông nghiệp, cùng với hiện tượng hạn hán El Nino và sự biến mất sông băng Andean – vốn là nguồn cung cấp nước cho hồ Poopó.
Vào năm 2016, kích thước của hồ đã thu lại ở mức nhỏ nhất trong lịch sử. Mực nước trong hồ Poopo hiện giờ đã xuống còn 2% lượng ban đầu.
Hồ Enriquillo ngày một mở rộng hơn. Các nhà khoa học xem thay đổi thời tiết là nguyên nhân chính của hiện tượng này: khí hậu nóng lên khiến mưa nhiều trong vùng biển Caribe. Nước dâng lên gây ra tai họa – khoảng 1.600 ha đất nông nghiệp bị nhấn chìm và hàng ngàn gia gia đình bị mất trắng.
Chỉ trong vòng 33 năm, sông băng trên núi Huaytapallana ở nước này đã bị tan chảy và diện tích giảm xuống còn một nửa (5km2), và có xu hướng còn giảm hơn nữa. Hiện tượng tan chảy này đang đặt ra những vấn đề lớn đối với ngành nông nghiệp, sức khỏe, các nguồn nước sạch và việc giảm nhẹ thiên tai.
Theo K14