Nghiên cứu cho thấy, những bài đăng trên mạng xã hội của bạn đang vô tình tiết lộ nhiều thông tin về bạn hơn là bạn nghĩ.
Bạn là một người hay:
- “Bắn” các thể loại status khùng điên lúc nửa đêm?
- Chỉ đăng các hình selfie đã qua chỉnh sửa hoàn hảo?
- Cố gằng chỉnh sửa, cắt ghép, hay tìm cách làm lồng lộn các bức ảnh mình chụp?
- Chủ yếu chỉ đăng ảnh của người khác?
- Đăng những bức ảnh xấu hổ của người khác mà không được sự cho phép của họ?
- Thường xuyên chia sẻ hình các món ăn?
- Thao thao bất tuyệt về công việc của mình?
- Ca cẩm về việc ai đó đã làm gì bạn?
- Phàn nàn về bản thân?
- Ẩn mình và không bao giờ lộ diện?
Trong một nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Queensland (Úc) đã phân tích hành vi trên mạng xã hội của 106 vị chủ doanh nghiệp để “hiểu được tư duy kinh doanh của họ”. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ máy tính để phân tích cá tính của những nhà lãnh đạo này, dựa trên phong cách ngôn ngữ đặc trưng, nội dung và các kiểu tweet hay dùng của họ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 215.000 từ được tweet bởi các CEO và các doanh nhân trong danh sách Forbes 400 và Fortune 500. Tweet của các CEO thường thể hiện các khí chất như sự tận tâm, quyền lực và sự tự tin, trong khi một số doanh nhân khác lại cho thấy phẩm chất cởi mở với những trải nghiệm mới và độc lập hơn.
Trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Small Business Economics, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang “chiếc loa di động” trên Twitter, Tổng thống Trump. So với các nhà lãnh đạo kinh doanh có ảnh hưởng khác, Trump đạt điểm cao hơn về tính cởi mở, nhờ sẵn sàng lắng nghe những ý tưởng mới và chấp nhận các giải pháp độc đáo, nhưng lại thấp hơn về khả năng đồng thuận. Tính cách gắn liền với điểm số của Trump miêu tả một người có tính cạnh tranh cao, tập trung vào các phân biệt trong xã hội và tìm mọi cách để duy trì quyền lực của mình.
Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những cá nhân với các mối liên kết lỏng lẻo, tức là những người đang bất an trong các mối liên hệ của mình với những người khác, sẽ nhận được ít lợi ích từ mạng xã hội so với các cá nhân có các mối quan hệ bền chặt hơn. Điều này quá rõ ràng vì nếu bạn bất an, bạn sẽ khó tin tưởng người khác hay nhờ họ giúp đỡ, trong công việc hàng ngày, hay cả trong chính cuộc sống của bạn.
Những người hay lảng tránh việc phát triển các mối quan hệ cũng ít có khả năng khơi mào hoặc duy trì các mối quan hệ một cách dễ dàng, một điều rất dễ hiểu. Nhưng điều thú vị hơn là: những ai hay sốt sắng trong các mối quan hệ của mình, thường là những người nơm nớp lo sợ sẽ đánh mất bạn bè mình đang có, thường sẽ bị như vậy.
Tôi đăng lên mạng xã hội của mình thì liên quan gì đến người khác?
Các nhà nghiên cứu giả định rằng những người có vấn đề trong việc xây dựng quan hệ với người khác có thể truyền đạt điều gì đó mang tính áp đặt, đòi hỏi hoặc can thiệp vào các mối quan hệ trên mạng xã hội. Họ có thể truyền đạt mong muốn được thống trị lĩnh vực này, được tham gia nhiều hơn hoặc thậm chí hòa vào bạn bè của mình. Nhưng bạn của họ có thể cảm thấy bị đe dọa bởi những nhu cầu trên, khiến họ ngại phải tương tác lại với người này. Những ai hay lo sợ về sự gắn bó của mình với người khác có thể lại đang đánh mất đi bạn bè mà không hay biết.
Thế thì tôi sẽ phải sống thật gò bó trên mạng sao? Nếu thuộc dạng người hay quyến luyến người khác thì tôi sẽ áp đảo mọi người và bị xa lánh sao? Nếu sự gắn bó của tôi với mọi người không bền thì dần dần tôi sẽ tránh né các mối quan hệ cả đời sao?
Dĩ nhiên là không. Điều quan trọng nhất của nghiên cứu này là bạn có tầm ảnh hưởng nhất định đến mạng xã hội của mình, ngay cả khi bạn chưa bao giờ thấy gặp ai trong số đó trực tiếp. Vì vậy, bạn phải nhận thức được vai trò của cách bạn thể hiện bản thân mình và ảnh hưởng của nó đến bạn bè trên mạng xã hội của bạn.
Có cách gì để thay đổi vấn đề này không? Hoặc khiến người ta nhìn tôi hoàn toàn khác đi?
Câu trả lời là có. Trump có thể chả quan tâm những gì tweet của ông nói về mình, nhưng bạn sẽ để tâm đến những gì cộng đồng mạng đang nói về bạn với bạn bè, người quen, các đối tác hiện tại và trong lai. Và bạn rồi sẽ muốn thay đổi những gì bạn đăng lên – hoặc không – về bản thân, cuộc sống và bạn bè của mình.
Tôi có nên đóng vai một ai đó khác không?
Khá đúng ở hiện tại nhưng tai hại trong tương lại. Tốt nhất bạn ứng xử ở thực tế thế nào thì trên mạng cũng cần phải giống y như vậy. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo tính ẩn danh trên các mạng xã hội. Nhưng con người vẫn là con người, dù bạn có đang tương tác với họ hay không.
Trước khi đăng nội dung nào đó, dù là ảnh của bạn hoặc của bạn bè hoặc người thân, một nhận xét hoặc trò đùa về ai đó hoặc thông tin cá nhân, một lời khen ngợi hoặc khiếu nại, hãy dừng lại một phút thôi và nghĩ rằng nếu bạn có một người ở ngay trước mặt thì bạn sẽ trình bày điều mình định đăng lên mạng như thế nào.
Hãy suy nghĩ về cách bạn sẽ nói, những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân hoặc về người khác, y như khi bạn đang trò chuyện trực tiếp với bạn bè và gia đình của bạn.
Và hãy lặp lại như vậy trên mạng.
Theo barcode