So sánh cách trị bệnh của con người từ thời thượng cổ, trung cổ cho đến con người hiện đại ngày nay, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt từ tâm thức.
Theo “Hoàng Đế nội kinh”, từ thời thượng cổ xa xưa, các dự nhân đã sớm biết ứng dụng các loại thảo dược trong điều trị bệnh. Nhưng con người thời đó lại không dùng thuốc trị bệnh. Cho đến thời trung cổ, người ta bắt đầu trị bệnh bằng thuốc, khi uống thuốc là bệnh lập tức khỏi ngay. Tới “con người cận đại” thời Hoàng Đế, uống thuốc rồi mà bệnh vẫn không khỏi. Vậy nguyên nhân là gì?
Người xưa trị bệnh không nhất định phải dùng thuốc
Chương 14 của Hoàng Đế nội kinh có đề cập tới “Thang dịch”, cũng như vấn đề trị bệnh không dùng thuốc. Vậy “Thang dịch” là gì? Theo ngôn ngữ của người hiện đại, đó là thuốc sắc, thuốc ngâm rượu, thuốc hoàn…
Các bậc dự nhân thời xưa làm ra “Thang dịch” là để “dự phòng bệnh”, chứ không sử dụng. Họ đều cư xử theo quy chuẩn đạo đức, thuận theo đạo của đất trời, hơn một nửa trong số họ là người “tu luyện, tu theo các trường phái Đạo gia, Phật gia” có đạo đức phẩm hạnh, sức khỏe tốt, nên dù không cần phải uống thuốc vẫn khỏe mạnh.
Nhằm mục đích chữa bệnh cứu giúp bách tính, họ mới chế ra các loại thuốc sắc, thuốc hoàn, thuốc ngâm rượu nói trên. Danh y Kỳ Bá nói là để dự phòng, lỡ nếu có ai bị bệnh thì có thể chữa trị, hỗ trợ cứu giúp người cải tử hoàn sinh.
Nhưng về cơ bản, con người thời đó rất ít bị bệnh bởi vì thời đó người thường và dự nhân sống xen kẽ cùng nhau. Các dự nhân sẽ dạy cho con người thuật dưỡng sinh; hướng dẫn họ cách tập luyện ăn ngủ điều độ, mặc như thế nào cho phù hợp… Vì lúc đó người dân đều sẵn sàng lắng nghe lời khuyên, lời thuyết giảng của các Dự nhân, nên họ rất ít khi mắc bệnh.
Con người thời trung cổ có sử dụng thuốc nhưng rất ít
Vào thời trung cổ, khi người dân không còn tin tưởng nhiều vào lời khuyên của các Dự nhân, tư tưởng cũng dần dần thay đổi trở nên phức tạp hơn. Tư tưởng đạo đức của những người không tin theo lời của các Dự nhân dần dần trở nên bại hoại, tà khí “lợi dụng” thời cơ này để nổi lên, vì vậy họ dễ bị mắc bệnh.
Bởi vì đạo đức của họ đi xuống không nhiều, nên tà ác cũng chỉ có thể xuất hiện “tức thời”, do đó khi bị bệnh, chỉ cần uống một chút thuốc bắc của các Dự nhân đưa cho là bệnh của họ sẽ khỏi, nên họ “hoàn toàn bội phục” tin tưởng vào các loại thuốc của các Dự nhân.
Hoàng đế lại hỏi: “Kim chi thế, bất tất dĩ, hà dã?”, nghĩa là, tại sao con người ngày nay, bị mắc bệnh dù đã uống thuốc của các Dự nhân truyền lại rồi, bệnh tại sao vẫn không khỏi?
Kỳ Bá trả lời: “Con người bây giờ phải dùng ngoại độc tố để tấn công vào nội độc tố bên trong thân thể, phải châm cứu bấm huyệt để điều trị vết thương”.
Con người thời đó phải sử dụng một lượng rất lớn độc dược đưa vào cơ thể để điều trị các bệnh nội khoa, phải dùng dao phẫu thuật, dùng các loại đá châm cứu để trị bệnh, dùng châm cứu, giác huyệt… để điều trị các bệnh ngoại khoa.
Con người ngày nay, đạo đức đã ngày càng bại hoại
Đạo đức con người trong thời trung cổ vẫn còn tương đối cao, còn con người cận đại đã hoàn toàn bại hoại rồi. Vậy nên, cho dù có uống bao nhiêu loại thảo bắc, kết hợp châm cứu và các phương pháp điều trị nội ngoại khoa … khiến con người không ra hình người nữa, thì bệnh vẫn không khỏi.
Kỳ Bá nói: “Dùng cách trị bệnh bằng châm cứu, hay bằng đá, đó không chỉ là vấn đề ‘kỹ thuật’, mà đó còn là vấn đề về ‘Đạo’, là yêu cầu con người cần phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức của Trời Đất”.
Cho dù điều trị bằng châm cứu hay dùng đá cứu người đều có Đạo trong đó, vậy nếu con người không tin vào Đạo, ý chí không thuận theo đạo lý của Trời Đất thì bệnh sẽ khó mà điều trị khỏi.
Con người thời xưa, vì theo đuổi những sở thích, dục vọng vô tận của cá nhân, nên tự mang lại khổ hạnh đau buồn cho bản thân, làm cho “khí huyết dần bị suy kiệt, không thể lấy lại được như xưa nữa”.
Khí huyết chính là tinh khí, tinh thần, trí huệ, ý thức tất cả đều dần bị suy kiệt, khi tinh lực và khí huyết bên trong đều bị hao hụt, nói theo danh từ hiện đại là suy giảm khả năng miễn dịch. Thần sắc mất hết rồi, gốc bệnh khi sinh ra sẽ không được chữa khỏi. Do vậy, khó phục hồi lại sức khỏe như ban đầu nếu mắc các loại bệnh nan y.
Khí huyết bên trong nuôi dưỡng cơ thể dần cạn kiệt; khí sắc bảo vệ bên ngoài cũng thiếu hụt, hệ miễn dịch suy giảm, thì khi mắc bệnh sao có thể dễ dàng hồi phục? Vì vậy, có thể tưởng tượng được tại sao khi đạo đức của con người cổ đại bại hoại thì khiến sức cùng lực kiệt, suy giảm tinh khí, dẫn tới bệnh tình khó hồi phục.
Xét đến con người hiện đại ngày nay, liệu tình trạng có tốt hơn so với thời đại của Hoàng Đế không? Dù bệnh viện mọc lên nhiều hơn, bác sĩ được đào tạo tăng lên, các lý luận và kiến thức về y học mỗi ngày đều tạo ra tiếng vang lớn hơn, thiết bị y tế ngày càng chính xác và tinh vi, nhưng tại sao bệnh nhân lại không ít đi, mà ngày càng tăng lên. Từ những so sánh trên, chắc rằng bạn đã hiểu lý do vì sao!
Theo Daikynguyenvn