Bộ phim tài liệu từ nhà làm phim người Canada vạch trần một trong những âm mưu quyền lực mềm của Chính quyền Trung Quốc, vừa mới nhận giải thưởng lớn tại Liên hoan phim quốc tế toàn cầu.
Doris Liu, nhà làm phim, nhà báo người Canada gốc Hoa sống tại Toronto, bắt đầu quan tâm đến Viện Khổng Tử khi nghe được câu chuyện của Sonia Triệu, một người đào tẩu đến Canada đã vạch trần những phương thức rùng mình của chính quyền Trung Quốc ẩn sau chương trình giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của nước này.
Tôi biết hầu hết trường Đại học hay trường học có mở Viện Khổng Tử đều không nhận thức được cách Viện Khổng Tử thuê giáo viên và tiêu chí tuyển chọn – Doris Liu, nhà sản xuất phim.
Triệu đến Canada để tham gia giảng dạy tại Viện Khổng Tử của trường Đại học McMaster năm 2011. Bộ phim tài liệu “Nhân danh Khổng Tử” của Liu kể về câu chuyện của Triệu, trong bối cảnh Ban quản trị trường Toronto đưa ra quyết định cuối cùng việc đưa Viện Khổng Tử tới hệ thống trường phổ thông lớn nhất Canada.
Quyền lực mềm
Trung Quốc đã đưa ra nhiều chiến dịch để cài hàng trăm Viện Khổng Tử vào hệ thống giáo dục của các nước trên khắp thế giới bằng cách mở những lớp học giao lưu văn hóa và tiếng Trung được chính quyền Bắc Kinh chi trả kinh phí và tự lựa chọn giáo viên.
Nhiều cơ quan tình báo cho biết Viện Khổng Tử được xem như công cụ mềm nhằm mở rộng quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo Michel Juneau-Katsuya, cựu Giám đốc Cấp cao thuộc cơ quan tình báo Canada, Hệ thống Học viện Khổng Tử là một phần mạng lưới rộng lớn của những tổ chức được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy tầm ảnh hưởng của mình ở nước ngoài.
Những tổ chức trong hệ thống này “tất cả sử dụng quyền lực mềm và được xác định rõ ràng bởi những cơ quan [phản gián] phương Tây, những cơ quan hoạt động đặc biệt cho hệ thống gián điệp tại phương Tây”, Juneau – Katsuya nói.
Sợ khủng bố
Triệu, người từng theo học chuyên ngành giảng dạy tiếng Hoa cho những người không biết về ngôn ngữ này, cơ hội được giảng dạy tại Viện Khổng Tử đối với cô như một giấc mơ, vì nó là con đường sự nghiệp cô lựa chọn cùng cơ hội giảng dạy ở nước ngoài. Tại Trung Quốc, Triệu đã chứng kiến mẹ mình, một người theo tập Pháp Luân Công bị cảnh sát bắt giam vì đức tin vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Triệu cũng theo tập Pháp Luân Công và cô thường xuyên lo lắng nguy cơ phải đối diện với một cuộc khủng bố, cũng như hàng trăm ngàn học viên khác, kể từ khi ĐCSTQ phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Những tù nhân lương tâm theo tập Pháp Luân Công được xem là nguồn chính cung cấp tạng cho hệ thống cấy ghép tạng thu lợi nhuận siêu khổng lồ của chính quyền Trung Quốc.
Bộ phim tài liệu ghi lại khoảnh khắc nhân vật Triệu, do Hoa hậu Thế giới Canada, Anastasia Lin thủ vai, phải kí một bản cam kết không làm bất kỳ điều gì trái với yêu cầu của chính quyền, bao gồm cả việc thực hành tu luyện Pháp Luân Công. Nếu không ký ,cô sẽ ngay lập tức bị tống giam, nhưng nếu ký nghĩa là cô phản bội lại chính lương tâm mình.
Việc Triệu đào tẩu đã bước đầu đánh dấu sự sụp đổ của Viện Khổng Tử tại trường đại học McMaster. Năm 2013, trường đại học McMaster đã đưa ra quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử vì không thể thuyết phục Ban Hán học, cơ quan kiểm soát và quản lý hệ thống Viện Khổng Tử của Trung Quốc, bác bỏ điều khoản vi phạm nhân quyền trong hợp đồng thuê giáo viên, những người sẽ chấm dứt làm việc tại Canada.
Bộ phim diễn ra đúng vào lúc Ban quản trị trường tổ chức phiên điều trần. Sau đó, Chủ tịch Chris Bolton, người chịu trách nhiệm cho việc đẩy mạnh các chiến dịch, đột ngột từ chức hồi tháng 6/2014, ngay sau khi giới truyền thông bắt đầu xem xét những ảnh hưởng của Viện này đến hệ thống trường học tại Toronto.
Miễn cưỡng trả lời
Liu cho biết thách thức lớn nhất cô gặp phải khi thực hiện bộ phim tài liệu này là lấy được quyền truy cập vào hệ thống quản trị viên thuộc Viện Khổng Tử tại các trường học.
“Khi tôi bắt đầu đặt câu hỏi về những tranh cãi xung quanh vấn đề Viện Khổng Tử, đặc biệt là trường hợp của Triệu, họ không muốn nói chuyện. Tôi đã lo lắng về sự thiếu cân bằng những ý kiến từ phía Viện Khổng Tử”, cô nói.
Tài liệu do Epoch Times thu thập từ từ Ban quản trị trường Toronto thông qua Đạo luật Tự do Thông tin, trong đó có một bản tài liệu của ban Hán học bằng tiếng Trung cung cấp thông tin hướng dẫn đối với cá nhân học tập và làm việc tại nước ngoài (bao gồm cả những giáo viên của Viện Khổng Tử), bản tài liệu nêu rõ: Khi nhắc đến “Biến cố Thiên An Môn 4/6”, Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, nhân quyền và Đài Loan, cách tiếp cận của cá nhân phải phù hợp với chính quyền Trung Quốc.
“Anh/Chị cần cẩn trọng với lời nói và hành động của mình, và cần phải chịu trách nhiệm trước đất nước, nhân dân và bản thân mình”, tài liệu này ghi.
Bản tài liệu cũng nói rằng, cá nhân không nên tham gia bất kỳ hoạt động tôn giáo hay cộng đồng, tổ chức, “bao gồm các sự kiện miễn phí và hoạt động trong giáo hội”, và tránh tham gia bất kỳ tổ chức nào. Các trưởng nhóm sẽ giữ giấy tờ xuất ngoại và khi ra ngoài, “mỗi cá nhân cần đi chung với bạn và về đúng giờ”,
Làn sóng phản đối
Năm 2013, Hiệp hội Giảng viên đại học Canada cũng ra văn bản kêu gọi các trường đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử.
Khi Epoch Times tiếp cận một số cơ sở giáo dục của Viện Khổng Tử sau tuyên bố của Ban quản trị trường Toronto, nhiều người trong số họ từ chối bình luận hay trả lời, bao gồm các trường như Waterloo, Hội đồng giáo dục Edmonton, Đại học Brock, Đại học Saskatchewen, Học viện công nghệ British Colombia và trường Đại học Seneca…
Nhiều cơ quan thành lập Viện Khổng Tử tại Canada như Đại học Dawson, Đại học Carleton, Đại học Windsor, Đại học Saint Mary và Đại học Regina.
Trong các thư điện tử phản hồi, Đại học Saint Mary xác nhận đã gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử hồi năm 2015 trong vòng 5 năm, trường Đại học Regina xác nhận rằng bản hợp đồng vừa được kí kết lại trong thời hạn 5 năm và trường Đại học Windsor cho biết hợp đồng hiện tại vẫn đang có hiệu lực trong vòng 4 năm tới.
Tháng 10/2014, sau nhiều cuộc thảo luận, bỏ phiếu với tỷ lệ 20/22 quyết định chấm dứt hoạt động những chương trình đào tạo của các Viện Khổng Tử trong hệ thống trường ở Toronto.
Hồi tuần trước, “Nhân danh Khổng Tử” đã giành chiến thắng giải Humanitarian Award (Giải nhân đạo) trong cuộc thi phim toàn cầu. Gần đây, bộ phim cũng giành nhiều giải xuất sắc từ Impact DOCS Award, trong số nhiều giải thưởng khác. Bộ phim sẽ ra mắt khán giả tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Docfest Belleville Downtown tại Belleville, Ontanrio, Canada, vào ngày 3/3.
Theo Epoch Times