Nhà ngoại giao Australia từng có mối quan hệ thân thiết với Quỹ Clinton đã thúc đẩy cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Điều này làm dấy lên tranh luận kịch liệt giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Nhà ngoại giao Australia thúc đẩy cuộc điều tra về mối liên quan giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nga là người đã quản lý một khoản đóng góp lớn từ nước ngoài cho các hoạt động từ thiện của cựu Tổng thống Bill Clinton và bà Hillary. Người này chính là cựu Ngoại Trưởng Australia – Alexander Downer.
Trong thời gian tại nhiệm, ông Downer có vai trò nhất định trong việc bảo vệ 25 triệu USD tiền viện trợ do Australia cung cấp cho Quỹ Clinton, để giúp đỡ thực hiện chiến dịch phòng chống AIDS. Sự việc này được ghi lại chi tiết trong bản ghi nhớ của chính phủ trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Australia.
Theo đó, ông Downer và cựu Tổng thống Clinton đã cùng nhau ký kết một biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2006. Nội dung bản ghi nhớ là chính phủ Australia sẽ cung cấp nguồn tiền tài trợ cho dự án sàng lọc và điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân AIDS ở châu Á. Thời gian chi khoản tiền tài trợ là trong vòng 4 năm.
Số tiền này ban đầu được phân bổ cho Quỹ Clinton, nhưng sau đó nó đã được chuyển cho một chi nhánh khác thuộc tổ chức từ thiện được gọi là Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton (CHAI).
Theo hồ sơ ghi nhận, với số tiền đóng góp khổng lồ, Austalia chính thức trở thành một trong 4 chính phủ quyên tặng hơn 25 triệu USD cho CHAI.
Trong những năm tiếp theo, dự án giành được rất nhiều lời khen ngợi. Vì nó đã giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân bị nhiễm HIV ở Papua, New Guinea, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia kéo dài sự sống. Nhưng dự án này cũng bị những người kiểm toán viên chỉ trích, do nguồn ngân quỹ đã được giám sát và “quản lý yếu kém”.
Ông Downer, hiện là Đại sứ Australia tại London, đã cung cấp một bản tường thuật cuộc nói chuyện giữa ông với ông George Papadopoulos (cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump) tại một quán bar ở London vào năm 2016. Đó chính là lý do chủ yếu khiến FBI phải mở một cuộc điều tra nhắm vào Nga.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp lại cho biết FBI không thông báo với Quốc Hội về mối quan hệ từng có giữa ông Downer và Quỹ Clinton. Do đó Đảng Cộng hòa đã tỏ ra hết sức quan ngại khi tất cả các thông tin và bằng chứng ban đầu mà FBI sử dụng trong cuộc điều tra của ông Trump đều được nhà Clinton cung cấp. Chúng bao gồm của hồ sơ Steele gây tranh cãi.
Đại diện của Đảng Cộng hòa, ông Jim Jordan (dân biểu Ohio) – Chủ tịch tiểu ban Giám sát và Cải cách Chính phủ, cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền Trump trong cuộc điều tra Nga đã phát biểu rằng: “Những cái xúc tu của nhà Clinton đang vươn ra khắp mọi nơi. Vì vậy, đó là lý do vì sao mà điều này được xem là rất quan trọng” và “Chúng tôi tiếp tục nhận được những thông tin mới mỗi tuần. Có vẻ như tất cả đều nhấn mạnh một sự thật rằng FBI đã không công bằng đối với chúng tôi”.
Lúc này người phát ngôn của FBI và cũng là cố vấn đặc biệt về Nga, ông Robert Mueller đã từ chối bình luận.
Riêng Bộ Ngoại Giao Australia cho biết khoảng viện trợ dành cho nhà Clinton được hỗ trợ tương tự như nhiều khoản viện trợ khác dành cho nước ngoài. Đây là việc làm được chính quyền Australia thực hiện hằng năm với nguồn ngân sách trị giá 2 tỷ USD.
Mặt khác các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đưa ra cáo buộc về hành vi thái quá của Đảng Cộng hòa. Họ nói rằng: Vai trò của ông Downer trong việc cố gắng giúp đỡ quỹ Clinton chống AIDS không nên được tận dụng để đặt ra câu hỏi về động cơ dẫn đến sự hỗ trợ của ông cho hoạt động điều tra của FBI.
Ông Craig Minassian, phát ngôn viên của ông Bill, bà Hillary và tổ chức Chelsea Clinton, cho biết: Ở đây, điều cần được tập trung chú ý chính là sự thành công của chương trình viện trợ. Nhờ có nó mà hàng chục ngàn bệnh nhân AIDS đã được giúp đỡ.
Một đại diện khác cho Đảng Dân Chủ, ông Adam Schiff tiếp tục phát biểu: “Sự nỗ lực tấn công nhắm vào FBI và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) được xem như là cách bảo vệ Tổng thống vẫn tiếp tục tồn tại. Không một nội dung nào được đưa ra để làm giảm giá trị của đồng minh Anh và những cựu viên chức tình báo của họ. Thay vào đó, những người này lại tìm cách phỉ báng các đối tác Australia của chúng ta như là cách phá hoại cuộc điều tra về Nga. Nó sẽ không thành công, nhưng nó có thể gây nên sát thương lâu dài cho các tổ chức và nhiều người bạn đồng minh khác của chúng ta”.
Sau cùng ông Nick Merrill, người phát ngôn của bà Clinton cho biết: Tất cả những cố gắng tạo ra mối liên kết giữa khoản trợ cấp vào năm 2006 với cuộc điều tra hiện tại nhắm vào Nga đều là hành động “rất buồn cười”.
Suốt thời gian qua, phe Dân chủ vẫn liên tục xoáy vào cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ và khả năng có sự thông đồng với đội ngũ của ông Trump. Những bản cáo trạng đầu tiên đã được Biện lý đặc biệt Robert Muller đưa ra vào tháng 11/2017, nhưng vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào khẳng định việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và có thông đồng với chiến dịch của ông Trump. Tổng thống Mỹ và những người ủng hộ ông vẫn chỉ coi đây là “một cuộc đi săn phù thủy”.
Sở dĩ cuộc điều tra này liên tục là điểm nóng trong dư luận Mỹ cả năm qua là do các kênh truyền thông chống Trump tập trung khai thác thông tin quá đà. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew, ông Trump là Tổng thống bị báo giới vùi dập nhiều nhất trong vòng 25 năm qua.
>>> Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc hack email mật của bà Clinton
>>> John McCain qua đời: Anh hùng dân tộc hay kẻ gây chiến toàn cầu?
Tú Văn, theo The Hill