Người cổ đại dường như cũng đã nhận thức được sự nguy hiểm của thiên tai. Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là, trong nền văn minh Harappan cách đây 5000 năm, họ đã có thể xây dựng những bức tường khổng lồ chắn sóng thần bằng công nghệ rất tiên tiến.
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy 5.000 năm trước đây, người cổ đại đã có các biện pháp để bảo vệ cộng đồng trước các cơn sóng biển cao ngút được hình thành từ những cơn địa chấn ngoài biển khơi hoặc các biến động khác, theo nhận định của các nhà khoa học từ Viện Hải dương học (NIO) ở Goa, Dholavira.
Các bức tường khổng lồ tìm thấy tại Dholavira với độ dày tối đa lên đến 18m, đây là điều rất kỳ lạ.
Phía trong tường thành bao gồm một lâu đài, một thị trấn lớn ở giữa và một thị trấn nhỏ hơn nằm trong khuôn viên được bao bọc bởi các bức tường. Bức tường trở thành một giải pháp kiên cố và độc đáo.
Sự xuất hiện của những bức tường bảo vệ vô cùng dày này cho thấy, người Dholavira có lẽ đã nhận thức được sự hủy hoại khủng khiếp của sóng thần và các cơn siêu bão.
Khu vực đặc biệt này rất dễ xuất hiện sóng thần, và nhiều thảm họa tàn khốc đã từng xảy ra trong quá khứ.
Trong lịch sử cũng đã từng ghi nhận về sóng thần và bão tấn công vào bờ biển bang Gujarat và Harappan Ấn Độ.
Một số phong cách kiến trúc tương tự các bức tường ở Harappan cũng được tìm thấy ở vài nơi khác như Kalibangan, Banawali, Rakhigarhi, Harappa và Lothal.
Hai thành phố lớn nhất, Mohenjo-daro và Harappa có cách bố trí kiến trúc tương đối giống nhau.
Trong đó nền văn minh bí ẩn Mohenjo-daro được cho là rất tiên tiến và thịnh vượng. Người dân nước này đã sử dụng công nghệ để xây dựng các tòa nhà độc đáo của thế giới cổ đại.
Có lẽ những bức tường được tìm thấy ở Harappan là kết quả sự cộng hưởng giữa công nghệ tiên tiến của 2 nền văn minh cổ xưa.
Hoàng An, Theo Message To Eagle