Vào ngày 7/9/2022, sứ mệnh TESS của NASA đã thông báo về việc phát hiện ra 2 hành tinh, cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng, một trong số đó có thể thích hợp cho sự sống.
Hai hành tinh này được phân loại là “siêu Trái Đất”, nghĩa là có khối lượng lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn so với hành tinh băng khổng lồ. Chúng quay quanh một ngôi sao lùn đỏ “ít hoạt động hơn”.
Hành tinh đầu tiên, LP 890-9b, có kích thước gấp 1,3 lần Trái Đất và quay quanh hằng tinh sau mỗi 2,7 ngày. Hành tinh còn lại là LP 890-9c, có kích thước gấp 1,4 lần Trái Đất và quay quanh hằng tinh trong khoảng 3,9 ngày. Các nhà nghiên cứu cho biết LP 890-9c ở rất gần hằng tinh, nhưng bức xạ nhiệt nhận được rất thấp, và nếu có đủ bầu khí quyển, thì nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này.
Tại sao 2 ‘siêu Trái Đất’ này lại được chú ý? Bởi vì chúng là những nơi có nhiều khả năng tồn tại sự sống như trên Trái Đất. Trong hơn 30 năm, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nhiều “siêu Trái Đất” kỳ dị, bao gồm thế giới nước, hành tinh quả cầu tuyết hay hành tinh như Sao Hải Vương… nhưng hầu hết chúng đều được tạo thành từ khí dày đặc, không có hành tinh nào có cấu tạo đặc biệt như 2 ‘siêu Trái Đất’ vừa được phát hiện.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)