Có lẽ tất cả mọi người điều từng nghe câu nói: “Một ngày ở phương trời bằng một năm ở mặt đất”. Câu nói trên chỉ mang tính ước lượng, tuy nhiên không phải là hoàn toàn vô lý! Sỡ dĩ có câu nói ấy là vì khoảng lệch về thời gian giữa hai cõi giới khác nhau…
>>> 7 chỗ mê lớn về vũ trụ mà nhân loại vẫn chưa giải được
Các nhà khoa học cho rằng, vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ lớn từ hàng trăm triệu năm trước. Trong vụ nổ đó, nhiều vật chất kết hợp với nhau tạo thành vũ trụ như chúng ta biết ngày nay. Chúng ta tuy có thể đoán được diễn biến lịch sử của vũ trụ, nhưng rốt cuộc nó rộng lớn đến thế nào mà có rất nhiều điều chúng ta vẫn không thể biết đến?
Dùng trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của chúng ta, cho dù là tên lửa nhanh nhất, cũng chỉ có thể đạt vận tốc 4,5km mỗi giây, so với vận tốc ánh sáng vẫn chênh lệch rất nhiều. Mà khoảng cách trong vũ trụ, đều là dùng năm ánh sáng để tính.
Ví dụ trong hệ Mặt Trời chứa Trái Đất của chúng ta, phi thuyền vũ trụ cần phải dùng tốc độ ánh sáng thì mất một năm mới có thể bay hết được. Mà ngân hà chứa hệ Mặt Trời, phi thuyền vũ trụ cần tới mười vạn năm mới có thể tới được biên giới của nó. Hiện tại, chúng ta không có cách nào thăm dò vũ trụ một cách triệt để.
Einstein đã từng đưa ra thuyết tương đối: Tốc độ bay của vật thể cho dù ở môi trường chân không cũng chỉ có thể tiệm cận với tốc độ ánh sáng, chúng ta vốn không thể nào khiến vật chất đạt được tốc độ của ánh sáng.
Nhưng nếu đối với không gian bị nén lại, vật chất có thể là sẽ đạt được tốc độ ánh sáng, thậm chí siêu tốc độ ánh sáng. Giống như cảnh trong nhiều phim khoa học viễn tưởng, phi thuyền vũ trụ có thể đạt được bước nhảy siêu tốc độ ánh sáng bằng cách định vị hai địa điểm, sau đó tiến hành nén khoảng cách lại.
Như vậy, nếu như phi thuyền vũ trụ thật sự bay bằng tốc độ ánh sáng, người trong phi thuyền sẽ như thế nào? Theo mô tả trong thuyết tương đối của vật lý, nếu đồng hồ ở bên trong chuyển động ấy, nó sẽ chậm hơn so với lúc đứng im, ý là thời gian sẽ trôi đi càng chậm.
Nếu như di chuyển bằng tốc độ ánh sáng hoặc thậm chí siêu tốc độ ánh sáng, thời gian có thể hoàn toàn dừng lại. Cho nên nếu như phi thuyền thật sự dùng tốc độ đó bay trong 1000 năm ánh sáng, đối với người trong phi thuyền mà nói chỉ là trong nháy mắt, nhưng đối với người bên ngoài là đã qua mười thế kỷ.
Ngày xưa vẫn thường có câu nói thế này: Một ngày trên trời bằng một năm ở dưới đất. Chúng ta đã từng nghĩ đó là chuyện hoang tưởng, nhưng nếu dùng khoa học hiện tại dường như đã có thể giải thích được điều ấy.
Khoa học kỹ thuật của con người bây giờ vẫn chưa có thể tạo được tốc độ ánh sáng, nhưng trong vũ trụ mênh mông, tốc độ ánh sáng thậm chí là siêu tốc độ ánh sáng là một hiện tượng rất bình thường. Vì vậy, nếu như chúng ta muốn bay ra khỏi Trái Đất tiến vào vũ trụ, thậm chí là tìm tòi những điều huyền bí trong vũ trụ thì điều kiện cơ bản nhất là có thể bay với tốc độ ánh sáng.
Hiện tại, các nhà hoa học đang nghiên cứu cách để nén không gian, tiến tới đạt được tốc độ ánh sáng. Nén không gian lại, sau đó để phi thuyền phóng động lực, có thể hình thành một con đường để phi thuyền bay một mạch với tốc độ ánh sáng.
>>> Đường hầm xuyên thời không và những vụ mất tích không lời giải
Tuệ Tâm, theo Secret China