“Trí tuệ bắt đầu từ lòng ham hiểu biết”, Socrates. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể khuyến khích con cái mình tự học.
Một điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi một đứa trẻ tò mò về một thứ gì đó và bắt đầu khám phá. Một số chủ đề rất nhanh có thể khiến bạn quan tâm, một số sẽ giữ trí tưởng tượng của bạn trong một khoảng thời gian và một vài cái khác sẽ hút hồn đến mức nó dường như sẽ làm bạn tiếp tục đào sâu tìm tòi, cuộc hành trình dường như không có điểm kết thúc, sẵn sàng học hỏi những kỹ năng cần thiết để không ngừng khám phá.
Bất kỳ cha mẹ nào từng chứng kiến một tia lửa như vậy trong con, sẽ thấy sức mạnh mà sự tò mò tự nhiên có thể đạt được và khả năng của con người nếu họ có điều kiện khám phá và tìm hiểu.
Tôi đã nhìn thấy điều này ở con của mình. Con gái tôi có thể biến bất kỳ vật liệu vứt đi nào thành nội thất của một ngôi nhà búp bê xinh đẹp. Tình yêu của nó đối với làm những đồ thủ công đã dẫn đến những sở thích khác, bao gồm cả việc tạo ra những video để chia sẻ với người khác những gì nó đã làm. Con trai tôi có thể thiu bằng kim móc và có hiểu biết về một số lượng lớn các loài chim. Sở thích tìm hiểu về các loài chim đã làm nó chú tâm vào học sinh học, địa lý, thiết kế trang web, vẽ, viết, chụp ảnh, quay phim và nhiều thứ hơn nữa. Một đứa bảy tuổi và một đứa chín tuổi, tất cả những việc học này là do sự ham thích của chúng.
Khi tôi đặt ra câu hỏi cho bạn bè tôi trên Facebook, tôi thấy rằng con cái của họ đã dạy họ những kiến thức tuyệt vời bao gồm: đạp xe, trượt ván, trượt ván trên tuyết, cầu vồng, bơi lội, thợ mộc, chặt gỗ, piano, guitar, vẽ, trang trí vật dụng, ca hát, buộc giày, những con khủng long, sử dụng băng dính dau trâu, bện tóc, phát triển ứng dụng, viết chữ, chăm sóc búp bê, những lá cờ nước ngoài, cưỡi ripstick, thêu hoa trên giấy lụa, và làm xoắn bong bóng! Cha mẹ đã không dạy cho chúng, giáo viên đã không dạy cho chúng. Chúng đã tự dạy mình.
“Đó là một phép lạ khi mà sự tò mò tồn tại lâu hơn giáo dục chính thức.” – Albert Einstein.
Trong những năm qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của nó, cả hai hệ thống giáo dục truyền thống và cộng đồng ngày càng phát triển dần được sự tự học thay thế.
Theo ERIC Digest, phương pháp này có xu hướng lan truyền trong những người học tự tin, tự kỷ luật, kiên trì, tò mò, sẵn sàng để thử thách những điều mới và ham thích học tập.
Mặc dù có những lợi ích rõ ràng, loại môi trường học tập tự do này có thể khó khăn để vượt qua sự hạn chế của hệ thống trường học truyền thống.
Mặt khác, những người không đến trường, những người học ở nhà khuyến khích con cái họ hoàn toàn tự chủ đối với quá trình giáo dục của chính mình, ôm giữ ý tưởng rằng tự nghiên cứu là tốt nhất.
“Trong thời đại thay đổi lớn lao này, những người tự học hỏi sẽ được thừa hưởng mọi tinh hoa của Trái đất, trong khi những người được dạy học sẽ tìm thấy họ được trang bị thật đẹp dẽ để đối phó với một thế giới đã không còn tồn tại“, Eric Hoffer.
Đối với các bậc cha mẹ mong muốn khuyến khích con cái họ tự học nhiều hơn, tin tốt cho họ là nó khá dễ dàng để làm. Bạn chỉ cần một vài yếu tốt sau:
Cho chúng thời gian
Nếu một ngày của con bạn đầy ắp với việc học sách vở từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, không có không gian để khám phá, không có thời gian để tâm trí đi lang thang. Tương tự như vậy, nếu con bạn dành tất cả thời gian rảnh xem video hay chơi video game, thời gian dành cho các hoạt động thực tế như trượt băng,… sẽ bị cắt xén đi rất nhiều khiến nó không nhận ra.
Giải pháp là không lập thời gian biểu. Cố định một khoảng thời gian trong ngày của những đứa trẻ khi mà chúng không bị xáo trộn bằng việc đến lớp học nhảy, tập bóng đá, điền từ vào ô trống. Đơn giản là hãy cho chúng một khoảng thời gian rảnh rỗi.
Cung cấp tài nguyên
Hãy để chúng tiếp cận với những ý tưởng khác nhau, môi trường và các tài liệu để tự tìm hiểu và tạo những phương pháp khác nhau để tạo điều kiện cho những hoạt động tự học tập.
Để ý tới những gì đứa trẻ bị hấp dẫn và thích làm. Vậy quanh chúng với sách, các nguồn tài nguyên trực tuyến, tài liệu, chuyến đi thực tế, hàng hóa, hay bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ tới, để chúng khám phá sở thích của chúng một cách đầy đủ.
Giao tiếp
Nói chuyện với con bạn về những thứ chúng thích thú. Đặt câu hỏi. Đào sâu. Những cuộc trò chuyện của bạn sẽ chia sẻ ý tưởng để giúp chúng và chia sẻ các phương pháp khác nhau để thực hành sở thích của chúng.
Ra ngoài thực tế
Đừng chỉ khám phá bằng cách nhìn màn hình hoặc thông qua sách vở, hãy ra ngoài và chạm vào, hãy trải nghiệm thứ con bạn đang đào sâu nghiên cứu. Yêu nghệ thuật? Có ngay bảo tàng! Thích cây cối? Hãy đi bộ trên những con đường mòn. Fan hâm mộ của video game? Hãy tham quan doanh nghiệp của một lập trình viên.
Tổng kết
Bạn có thể khuyến khích trẻ tóm tắt lại những phát hiện của chúng hay khuyến khích chúng làm những thứ từ những gì chúng học được. Dạy chúng trở thành những nhà sản xuất, chứ không chỉ là người tiêu dùng. Bạn có thể giúp nhiếp ảnh gia tí hon tham gia vào một hay hai cuộc thi. Bạn có thể nhờ thợ mộc tí hon tạo một hộp đựng hoa hồng cho nhà mình. Có lẽ không phải là hoàn toàn tự định hướng, những sự thúc đẩy như vậy sẽ làm chúng tạo ra những thành quả lao động của chính mình.
Ăn mừng
Chú ý đến thành công của chúng, không vấn đề là nó nhỏ thế nào và chúc mừng chúng. Nếu chúng vấp ngã và đứng dậy, nó cũng đáng để chúc mừng. Tự nghiên cứu thật sự là cảm giác trông mong để tự tìm hiểu cuộc sống ngoài trường học. Hãy hoan nghênh những kỹ năng và thể hiện rằng bạn thấy chúng có giá trị.
“Biết cách học tốt hơn so với việc biết kiến thức”, Dr. Seuss
Tác giả: Barbara Danza
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times