Giữa bác sĩ và bệnh nhân là có mối quan hệ nhân duyên trong tiền kiếp. Vậy nên người xưa rất trân quý mối lương duyên này. Tuy nhiên, ngày nay với cuộc sống chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt, con người hiện đại đã dần đánh mất nó.
Tôi có một vài người bạn mà dòng họ đã từng làm bác sĩ. Họ thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về nghề làm thầy thuốc của họ.
Một trong những người bạn đến từ tỉnh Sơn Đông. Ông nội ông là một thầy thuốc nổi tiếng khắp xa gần. Vào thời đó, có một băng cướp thường hay bén mảng đến làng của ông. Lúc nửa đêm khi đoàn xe ngựa của chúng đi, mọi người đều rất sợ, họ đóng kín tất cả các cửa và không một ai dám lên tiếng hay gây ra tiếng động nào. Bọn cướp luôn vơ vét tất cả nhưng gì mà chúng thấy, từ cây trồng, ngũ cốc và thậm chí cả ngựa… Chúng đóng dấu lên những con ngựa cướp được bằng thanh sắt nung nóng, để những con ngựa đó mãi mãi thuộc về sở hữu của chúng.
Một ngày kia, thủ lĩnh của bọn cướp bị thương và được đưa đến cho ông nội của bạn tôi nhờ chữa trị giúp. Ông nội của bạn tôi đưa ra điều kiện rằng tên thủ lĩnh phải hứa với ông là không đến làng để cướp nữa thì mới chữa. Sau đó tên thủ lĩnh đã được chữa khỏi. Về sau, mỗi khi đoàn cướp đi ngang qua vùng đó, chúng không đi vào làng nữa mà thay vào đó chúng đi đường vòng.
Có một vài lần hiếm hoi, chúng đi xuyên qua làng vào nửa đêm, sau đó tên thủ lĩnh đặt túi ngũ cốc phía trước nhà vị thầy thuốc ấy rồi rời đi. Đó là cách đền ơn, và mãi về sau không bao giờ quên vị ân nhân đã cứu sống mình.
Trong quá khứ, khi bệnh tật được chữa khỏi, người ta cảm thấy rất biết ơn đối với vị thầy thuốc, nhân gian có câu nói: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Bệnh nhân luôn làm những gì họ có thể và hay mang quà tới thăm hỏi như là đi thăm họ hàng của mình vậy. Ngay cả một tên cướp thậm chí còn có thể làm được điều đó, huống chi là người dân thường. Có một số bệnh nhân nghèo, sau khi lành bệnh, họ liền lên núi tìm hái một loại nấm quý (mà dân gian gọi là nấm đông cô) mang chúng đến tặng thầy thuốc của mình.
Xã hội hiện nay thì hoàn toàn khác. Sau khi tôi sang Mỹ, tôi đến sống khu nhà gần một bác sỹ địa phương. Ông là một bác sỹ lớn tuổi với tay nghề rất cao, ông có thể chữa trị mọi loại bệnh tật, từ những ca phẫu thuật đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn cao cho đến vết thương nhỏ ngoài da. Hầu như tất cả mọi người dưới 30 tuổi trong thị trấn đều từng được ông chữa trị.
Tuy nhiên, ông cảm thấy càng ngày càng khó khăn hơn trong hành nghề, nhất là vào những năm gần đây. Ông yêu cầu bệnh nhân phải làm đủ loại xét nghiệm ngay cả đối với những bệnh rành rành ra đó. Ông chuyển ngay số tiền kiếm được sang tên của vợ hoặc con mình. Lý do là ông sợ sau này có thể bị bệnh nhân thưa kiện. Một người bạn của ông là một bác sỹ phụ khoa rất tài giỏi, đã bị bệnh nhân kiện 9 lần trong một năm. Vì vậy mà ông luôn lo lắng và thận trọng.
Ngày nay, mối quan hệ giữa bệnh nhân và các bác sĩ đã hoàn toàn trở thành mối quan hệ thương mại, không giống như ngày xưa nữa. Bệnh nhân mua thuốc bằng đồng tiền của mình. Nếu họ không vừa lòng, họ có thể kiện bác sĩ với đủ mọi loại lý do. Trong khi đó, các bác sỹ thì yêu cầu bệnh nhân phải làm đủ loại xét nghiệm với đủ loại thiết bị hiện có. Với kết quả xét nghiệm, họ có thể viết ra một toa thuốc làm bằng chứng giấy và càng ngày càng tự bảo vệ mình. Kết quả là làm gia tăng đáng kể chi phí y tế của bệnh nhân cũng như tiền đóng bảo hiểm cho bác sĩ. Theo đó, các luật sư cũng hưởng lợi theo.
Tất cả mọi người đều có mưu đồ với nhau, ai cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước nhất làm cho các mối quan hệ giữa người và người đang ngày càng trở nên căng thẳng. Kết quả là, một vòng luẩn quẩn đã hình thành, làm cho chi phí y tế trở thành một gánh nặng cho toàn bộ xã hội hiện nay.
Thực sự là có một mối quan hệ nhân duyên trong tiền kiếp đã khiến cho bác sĩ và bệnh nhân tìm đến với nhau. Cũng không phải là vô cớ khi mà một bệnh nhân tìm đến một bác sĩ nào đó. Người xưa nói rằng: “Phải mất mười kiếp sống liên hệ với nhau mới tạo lại mối quan hệ nhân duyên cho hai người băng qua sông trên cùng một chiếc phà”. Chỉ một vấn đề đơn giản băng qua sông trên cùng một chiếc phà thôi cũng phải được tạo ra bởi một mối quan hệ nhân duyên đặc biệt, không chỉ riêng việc tìm đến một bác sĩ.
Trong câu chuyện “Các kiếp sống quá khứ và hiện tại” được viết dựa trên một hồ sơ của một nhà tâm lý học lâm sàng, kể rằng một trong những bệnh nhân của ông nhớ lại tiền kiếp và phát hiện rằng vị bác sỹ hiện nay đã là giáo viên của cô trong một kiếp trước. Điều này chứng tỏ rằng có mối quan hệ nhân duyên giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Trên thực tế, mọi người đang sống là kết quả của nghiệp lực (vật chất tạo thành khi làm điều xấu ác) mà họ đã tích lại từ bao kiếp trước và phải hoàn trả những nghiệp mà họ mắc nợ. Các mối quan hệ của họ đều dựa trên luật nhân quả là thưởng và phạt. Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng như vậy. Khi một bác sĩ chữa bệnh, ông đã gây dựng phúc đức cho mình, hoàn trả lại nghiệp lưc và chấm dứt nợ trước đó của ông. Nếu một bác sỹ gây ra một sai lầm trong điều trị như nhổ nhầm răng, cắt nhầm chân hoặc đòi thù lao quá cao, thì khi đó ông ta lại mắc nợ tiếp thay vì phải trả nợ cũ và sẽ phải hoàn trả nó sau này.
Nói về bệnh nhân, vì họ mang bệnh tật đau đớn bên mình cho nên nói rằng họ đang hoàn trả nợ nghiệp. Cơ thể khó chịu, tinh thần đau khổ, và chi phí khám chữa bệnh phải trả, tất cả là để cho họ hoàn trả hết nợ nghiệp của mình. Chỉ có như thế sau này họ mới có thế có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nếu ai đó đề nghị bác sỹ điều trị cho mình, nhưng không chịu trả gì hết, thì bệnh tật anh ta sẽ trở nên nặng hơn va khó chữa hơn.
Sẽ không có vấn đề gì nếu bác sĩ và bệnh nhân đều có trách nhiệm cho hành vi của mình. Tất cả những điều họ đã làm sẽ được ghi lại cặn kẽ là phúc đức hay là nghiệp lực, là những thứ sẽ đi theo họ từ kiếp này sang kiếp khác. Tổ tiên của chúng ta đã ý thức được điều này, do đó, họ đã luôn có gắng tích lũy đức cho mình, luôn làm đều tốt và hoàn trả lại lòng tốt mà họ đã nhận được từ người khác.
Ngày nay, hành vi của con người hiện đại tạo ra rất nhiều nghiệp. Nếu họ không nhận thức được nhân quả báo ứng và tiếp tục đi trên con đường sai lầm, tiếp tục làm những việc xấu, thì sẽ rất nguy hiểm cho cuộc đời của họ về sau này.