Từ xưa, mít và các bộ phận của cây mít được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo đông y, quả mít rất tốt để chữa được ngộ độc rượu, giảm cân và làm đẹp da.
Trong hạt mít có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt không kém các loại lương thực khác như (trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protid, 0,62g lipit) thường để luộc, hấp cơm hoặc nướng ăn rất phổ biến.
Tuy nhiên những người mắc phải những căn bệnh sau đây thì nên hạn chế ăn mít.
Các bệnh mãn tính
Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít cần làm sạch nhựa, không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
Bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường“. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người bị gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, và nhiều vitamin, tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.
Lưu ý:
– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Nếu người nóng, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
Bài viết trên chỉ mang mục đích tham khảo.