Hoa Hạ trải qua lịch sử suốt 5000 năm, Trung y vẫn một mực theo đó đồng hành. Trong bối cảnh lịch sử này đã sản sinh ra nhiều danh y mà hiện này vẫn còn tôn sùng, ví như Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân… Vậy nguyên nhân ẩn sau y thuật cao mình của họ là gì?
Trung y không tách rời tu luyện và văn hóa tín Thần
Lý luận cơ bản của Trung y cùng thủ pháp xem bệnh, cách thu thập và bào chế dược liệu, cũng như cách phối chế dược phương, hết thảy đều không tách rời trạng thái tu luyện trong hành nghề y và không gian xã hội tín Thần, đây là thổ dưỡng mà Trung y dựa vào để sinh tồn.
Sở dĩ Trung y có được cơ sở lý luận như học thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết tạng tượng, kinh lạc,… đều do người tu luyện dùng công năng có được trong quá trình tu luyện nhìn thấy được, sau đó quy nạp và tổng kết lại, là kết quả của “thiên nhân hợp nhất”.
Mỗi người tu luyện có tầng thứ không giống nhau, vì vậy những gì họ nhìn thấy cũng không giống nhau, ví như trong quyển sách kinh điển “Hoàng Đế nội kinh” chính là do Hoàng Đế và người tu Đạo ở tầng thứ cực cao trực tiếp truyền cho con người.
Những thầy thuốc Trung y cổ đại đều hiểu được đạo lý này, chỉ là tầng thứ của họ về tổng thể không cao như vậy, nhưng trong đó có những người nổi bật như Hoa Đà, Tôn Tư Mạc có tầng thứ cũng không thấp, vì vậy họ có thể dựa vào thực tế và những gì bản thân thấy được qua công năng mà viết thành sách.
Bản thân người thầy thuốc hành nghề y cũng cần phải tu tâm luyện tính, đả tọa thực tu, bởi vì phương thức chẩn đoán bệnh của Trung y là vọng (nhìn), văn (nghe thấy), vấn (hỏi), thiết (sờ), khi tâm tính càng cao thì tầng thứ tu luyện cũng càng cao, công năng lại càng hiển hiện ra nên việc chẩn đoán bệnh sẽ càng chuẩn xác, phối chế dược phương cũng càng chuẩn xác, từ đó hiệu quả trị bệnh càng tốt.
Hơn nữa, dược liệu thời cổ đại không bị ô nhiễm, sau khi thu thập về phải dùng phương pháp đặc biệt để bào chế, người bào chế dược liệu không nhất thiết là thầy thuốc Trung y nhưng tâm thái lại cực kỳ quan trọng.
Nếu như tâm tính của người này rất tốt, giữ thái độ có trách nhiệm với người bệnh mà hoàn thành công việc, từ đó hiệu quả trị liệu của dược liệu mới tốt. Tức là cũng không thể ly khai khỏi tu luyện, chỉ là những người này có thể chưa hiểu minh xác về khái niệm tu luyện.
Hiệu quả trị liệu siêu thường của Trung y
“Tứ Khố Toàn Thư” có một quyển sách về Thần dược, trong đó có một vị thuốc gọi là chu sa, được mô tả như sau: “Chu sa: Thiện sát ủy mị, tính hàn,…”. Đặc tính đầu tiên là “thiện sát ủy mị” thì các sách Trung y ngày nay đều xóa bỏ, cho rằng ý này chỉ là “rác rưởi”.
Tuy nhiên, điều bị cho là “rác” đó mới chính là “tinh hoa”, chu sa có thể trấn áp sự sợ hãi và an thần là bởi vì nó có thể trừ được quỷ mị, tâm thần của con người không yên ổn là do quỷ mị quấy phá.
Sách Tứ Khố Toàn Thư có ghi chép lại câu chuyện một vị Thần y xem bệnh, có một bệnh nhân có triệu chứng bất động và không nói được.
Thần y xem qua rồi cho ông uống một liều thuốc, người bệnh lập tức có thể cử động nhưng vẫn không nói chuyện được. Thần y lại cho ông uống một liều thuốc khác, người bệnh lập tức có thể nói chuyện được.
Người bệnh kể lại: “Lúc nãy nhìn thấy một người da đen và một người da đỏ đánh nhau thì tôi không cử động và cũng không nói được”. Thần y cười rồi nói đây là âm dương tương bác.
Người bệnh còn nói: “Tự nhiên tôi trông thấy một cơn sấm đánh chết người da đen đó và tôi có thể cử động được”. Thần y nói liều thuốc thứ nhất cho ông ta uống là ‘Tịch lịch tán’ (thuốc sấm sét).
Người bệnh lại kể nhìn thấy một con hổ trắng cắp người da đỏ đi thì ông có thể nói được. Thần y nói đã cho ông ta uống ‘Thiên sinh bạch hổ thang’. Tịch lịch tán cũng là phụ tử thang, ở không gian khác thể hiện ra là sấm, còn bạch hổ thang thể hiện ở không gian khác chính là một con hổ trắng.
Một số tên thuốc trong Trung y có ứng đối với không gian khác, ví dụ như: ‘Tiểu Thanh Long thang’ tại không gian khác chính là tiểu thanh long (con rồng nhỏ màu xanh), ‘Lục quân tử thang’ ở không gian khác chính là 6 vị quân tử. Những điều này mới thực sự là tinh hoa của Trung y, nhưng ngày này lại bị những người tin vào thuyết duy vật và vô thần luận phê phán cho là mê tín.
Vì sao hiện nay không còn xuất hiện những danh y như thời xưa?
Có thể ví Trung y như một gốc cây, chỉ có thổ nhưỡng phì nhiêu mới có thể khiến cành lá rậm rạp, mà một khi thổ nhưỡng đã xảy ra biến dị và thoái hóa thì thậm chí trở nên có độc, gốc cây này sẽ dần dần khô héo và chết, cũng chính là tình huống mà Trung y hiện nay gặp phải.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã rót thuyết vô thần luận vào Trung Hoa khiến cho con cháu dân tộc Hoa Hạ dần dần mất đi chính tín đối với Thần và tu luyện, từ đó những hiểu biết chân chính đối với Trung y cũng mất dần, đời sau rất hiếm người hiểu được đạo lý Trung y, việc tu tâm luyện tính đương nhiên không bàn tới được, đả tọa thực tu lại càng không cần kể.
Sự chuẩn xác của 4 phương thức chẩn đoán bệnh của Trung y là vọng, văn, vấn, thiết không còn hiệu quả. Hơn nữa, môi trường không ngừng ô nhiễm, cách trồng và bào chế dược liệu cũng đưa vào công nghiệp hóa, cuối cùng hiệu quả trị liệu không thể tránh khỏi giảm sút đáng kể.
Trong hoàn cảnh xã hội như thế cho dù về hình thức xây lên bao nhiêu bệnh viện Trung y, hướng dẫn bao nhiêu “thầy thuốc Trung y” thì cũng không có tác dụng thực chất, Trung y gần như đã là một “người thực vật”.
Thần sáng tạo ra không gian cho người, đồng thời cũng truyền Trung y chữa bệnh cho con người, giúp con người duy trì thân thể khỏe mạnh, vậy mà ĐCSTQ lại dùng đủ các thủ đoạn phá hoại thổ nhưỡng sinh tồn của Trung y, làm bại hoại đạo đức của những người hành nghề y.
Đồng thời, ĐCSTQ còn kiến lập vô thần luận và sùng bái Tây y dựa trên cơ sở thực chứng, dùng các loại thủ đoạn để “chiết” lên gốc cây Trung y, khiến cho Trung y không còn như ban đầu. Tương lai, chỉ khi con cháu Hoa Hạ có chính tín đối với Thần trở lại, có nhận thức chính xác về tu luyện, Trung y sẽ khôi phục lại và đồng hành cùng con người, tái lập lại huy hoàng.
Liên Hoa (Theo Chánh Kiến Net)