Cho tới nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân vì sao đoàn quân La Mã đệ nhất lại bị mất tích trong trận chiến thảm khốc. Năm 53 TCN, đế quốc La Mã cổ đang ở trong thời kỳ biến động dữ dội. Khắp nơi đều bị bao phủ bởi khói lửa chiến tranh.
Lúc đó, một trong những vị tướng của đế quốc La Ma cổ là Marcus Licinius Crassus vì để tạo thế kiềng ba chân ở hướng Tây, đã tranh đoạt bá quyền, muốn bành trướng thế lực sang phương Đông, cướp đoạt vàng bạc châu báu và chiếm lĩnh địa bàn. Thế là dẫn 7 đội quân , 45.000 lính tinh nhuệ, vượt qua sông Euphrates, phát động chiến tranh xâm lược đế quốc Parthian.
Sau trận Carrhae khốc liệt, đoàn quân anh dũng thiện chiến của đế quốc Parthian (Đế quốc thời cổ ở châu Á, lãnh thổ của nước này ngày nay thuộc về Iran và Pakistan) đã bao vây tiêu diệt quân La Mã ở sâu trong hoang mạc xa xôi hẻo lánh, tàn quân La Mã chạy khỏi Armenia lại bị tập kích, Marcus Licinius Crassus bị bắt và sau đó bị chém đầu. Trong lúc ấy con trai của Marcus Licinius Crassus là Publius Cornelius Lentulus Sura dẫn đầu đoàn quân tinh nhuệ đệ nhất hơn 6.000 lính, trong trận chiến ác mộng này phải cực khổ phá vòng vây để trốn, 33 năm sau, năm 20 TCN, đế quốc La Mã và với đế quốc Parthian Empire, đã ký kết giảng hòa, giao kèo trao trả tù binh cho nhau. Khi đế quốc La Mã yêu cầu thả những quân binh bị bắt trong trận Carrhae thì Đế quốc Parthian hoàn toàn phủ nhận chuyện này.
Người La Mã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng, năm đó hơn 6000 lính phá vòng vây, vốn là lính tinh nhuệ đệ nhất của La Mã đã mất tích. Các nhà sử học cho rằng, việc tàn quân của đội quân trong trận Carrhae bị mất tích là điều không thể không nghi ngờ. Có một điều trùng hợp là đúng vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc, trên bản đồ Tây Hán xuất hiện một huyện mới tên là “Ly Quang”, tại chân dãy núi Kỳ Liên, với mục đích là dùng để giam giữ tù binh.
Việc đội quân La Mã mất tích là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp, chưa có manh mối nào về nó. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự mất tích bí ẩn của đội quân La Mã cổ có liên quan đến thành cổ Ly Quang. Năm 1947, nhà Hán học gia nổi tiếng người Anh đã soạn cuốn sách “Thành cổ Ly Quang của Trung Quốc“, có nói rõ rằng, Trung Quốc cổ đại gọi đế quốc La Mã là “Ly Quang”, nên rất có đội quân La Mã này đã bị ma xui quỷ khiến lạc đến dãy núi Kỳ Liên, sau đó bị bắt và giam giữ tại đây. Nếu như vậy đội quân này mới là những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc chứ không phải là Marco Polo (hiện nay được xác định là một trong những người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc), và họ đã đến Trung Quốc trước Marco Polo khoảng 1300 năm.
Lê Hiếu dịch từ history.bayvoice.net