Người nội hàm thì tâm cảnh nhất định là đạm nhiên siêu thoát. Trong “Tọa hoa chí quả” có ghi lại một câu chuyện kể về Ngụy lão tiên sinh bị đổ oan, chịu nhục cũng không tranh luận, khi biết được nguyên nhân hành động của ông mọi người đều hết lời khen ngợi.
Cha của Ngụy Liêm Phóng ở Thường Châu là người hay làm việc thiện, tinh thông y thuật. Bất kỳ ai tìm đến ông chữa bệnh thì dù nghèo khó hay giàu sang cũng được điều trị, không cần báo đáp. Thậm chí với bệnh nhân bần hàn ông không những không lấy tiền điều trị mà còn cho tiền. Còn nếu có hương thân phụ lão ở ngoại thành tìm đến xem bệnh thì trước tiên ông cho họ húp bát cháo, ăn ít bánh, sau đó mới bắt mạch khám bệnh.
Nhiều người cho rằng ông làm vậy là để hành thiện tích đức, nhưng Ngụy lão tiên sinh nói: “Hương thân vì đi đường xa vừa mệt nhọc lại đói khát nên đa số sẽ có mạch tượng hỗn loạn. Ta trước tiên cho họ ăn uống, nghỉ ngơi một lát thì mạch tượng sẽ ổn định trở lại. Như vậy đâu phải hành thiện tích đức gì, mà chỉ là để chẩn bệnh chính xác hơn, không ảnh hưởng đến y thuật của ta mà thôi!“. Mỗi lần làm việc thiện ông đều viện cớ như thế.
Một lần nọ, có một gia đình mời Ngụy lão tiên sinh đến khám bệnh tại nhà. Sau khi ông xem bệnh xong, gia đình này bị mất mươi lượng bạc. Con trai của người bệnh nghi Ngụy lão tiên sinh lấy trộm nhưng lại không dám đối mặt chất vấn, có người chỉ cậu ta cầm một nén hương quỳ gối trước cửa nhà ông. Ngụy lão tiên sinh thây rất khó hiểu, bèn hỏi: “Cậu làm gì vậy?” Con trai của người bệnh liền nói ra việc mất tiền.
Nghe vậy, Ngụy lão tiên sinh mời chàng trai vào căn phòng bí mật rồi nói: “Đúng là có việc này. Ta chỉ là muốn tạm thời lấy đi ứng phó nhu cầu cấp bách, vốn dĩ ta cũng định nhân lúc tái khám vào ngày mai sẽ lặng lẽ trả lại. Nhưng hôm nay cậu đã đến hỏi thì ta trả lại cho cậu luôn, mong cậu đừng kể cho người ngoài biết!“. Nói xong ông lập tức lấy mười lượng bạc đưa cho con trai của bệnh nhân.
Sau khi người này cầm tiền ra về, mọi người đều thở dài nói: “Biết rằng nhân tâm khó dò nhưng không ngờ đã đến mức này!“. Nhất thời, lời phỉ báng Ngụy lão tiên sinh truyền khai khắp nơi. Thế nhưng lão tiên sinh không để ý chút nào, không đặt nặng lời vũ nhục đó trong lòng.
Không lâu sau đó, người bệnh kia khỏi bệnh hoàn toàn. Đến một ngày, hai cha con quét dọn giường đệm thì bất ngờ phát hiện bạc nằm dưới đệm, trong lòng vô cùng giật mình và hối hận: “Trời ạ! Tiền không có mất, chúng ta vu oan cho Ngụy lão tiên sinh rồi. Nhất định phải lập tức trả tiền cho ông trước mặt mọi người, giải oan cho lão tiên sinh“.
Ngay sau đó hai cho con đến nhà Ngụy lão tiên sinh, họ cũng cầm hương quỳ gối trước cửa. Lão tiên sinh thấy thì cười hỏi: “Hôm này lại vì chuyện gì đấy?“.
Hai cha con hổ thẹn đáp: “Bạc không bị mất, là chúng tôi trách lầm tiên sinh, thật là đáng chết. Hôm nay hai cha con tôi đến trả lại bạc cho tiên sinh. Tiên sinh cứ việc đánh mắng thằng con vô tri này của tôi!“.
Ngụy lão tiên sinh cười nâng hai người đứng lên rồi nói: “Chuyện này có gì đâu? Đừng để trong lòng!“. Người con trai liền hỏi ông vì sao lại cam nguyện chịu nhục như vậy mà không giải thích?
Tiên sinh cười nói: “Cha cậu là đồng hương của ta, ta biết rỗ ông ấy từ trước đến nây rất cần kiệm tiếc tiền. Khi đó ông ấy đang mắc bệnh, nếu nghe mất mười lượng bạc thì bệnh tình sẽ nặng hơn, thậm chí có thể bệnh không dậy nổi. Do đó ta tình nguyện mang tiếng xấu, để cha cậu biết tiền bị mất đà tìm lại được, tâm tình chuyển từ đau buồn sang vui mừng, lúc đó tự nhiên bệnh sẽ khỏi hết!“.
Nghe vậy, hai cha con lần nữa quỳ xuống dập đầu lạy, người ch nói: “Cảm tạ ân đức to lớn của tiên sinh, không tiếc chịu tiếng xấu, tổn hại thanh danh đê cứu tôi. Tôi nguyện kiếp sau làm trâu làm ngựa để đền đáp ngài!“. Ngụy lão tiên sinh sau đó mời hai người này vào nhà thiết đãi, cuối cùng mọi người tận hứng mà giải tán.
Sau khi chân tướng rõ ràng, mọi người mới biết những lời chỉ trích lúc trước đều sai. Lao tiên sinh đã chịu oan để cứu người.
Từ đó về sau, Ngụy lão tiên sinh liên tục nhận được phúc báo, sau khi con của ông là Liêm Phóng thi đậu tiến sĩ thì quan lộ hiển đạt, làm đến chức Án sát sứ của một tỉnh, chưởng quản nhiều sự vụ. Lúc Ngụy lão tiên sinh đại thọ 80 tuổi còn nhiều lần được hoàng thượng phong cáo mệnh, cháu của ông cũng vô cùng hiển vinh. Lúc bầy giờ mọi người nói, trời cao sẽ hồi báo người lương thiện, lời này quả không sai!
Cao tăng đại Đường từng nói răng: “Thị phi dĩ bất biện vi giải thoát“. Đại ý chính là không nên luẩn quẩn trong vòng thị phi, không biện giải và cải chính điều sai về mình, lúc bạn có thể thoát khỏi vòng xoáy thị phi thì bạn sẽ từ trong các phiền não mà đạt được giải thoát tâm hồn. Nhà viết kịch nổi tiếng đời nhà Nguyên – Quan Hán Khanh cũng có một câu: “Hiền đức là người, ngu dốt là ta, tranh giành làm gì?“. Cảm ngộ tâm hồn của những nhà hiền triết thật sự có công hiệu trị liệu đấy!
Tú Văn, theo Epoch Times