Tinh Hoa

“Louis Pasteur” phương Đông: Một đời cống hiến thà chết chứ không chịu nhục

Bác sĩ Thang Phi Phàm, 1 chuyên gia y học Trung Quốc thuộc thế kỷ trước, sinh ngày 23/7/1897 tại Lễ Lăng, Hồ Nam trong 1 gia đình quý tộc nghèo. Ông từng chứng kiến những ảnh hưởng của nghèo đói và bệnh tật tàn phá đến ngôi làng nhỏ của mình. Từ khi còn nhỏ, ông đã được mọi người mệnh danh là “Louis Pasteur” của phương Đông.

Bác sĩ Thang Phi Phàm năm 1944. (Ảnh: Wikimedia)

Ông muốn nghiên cứu về các bệnh vi khuẩn và truyền nhiễm. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trường đại học Yale, 1 người bạn cùng lớp đã mời Bác sĩ Thang cùng về làm việc nhưng ông đã từ chối:

“1 người bác sĩ có thể chữa được cho bao nhiêu bệnh nhân trong cả cuộc đời? Nếu tôi có thể tìm thấy 1 biện pháp phòng ngừa tôi có thể bảo vệ hàng triệu người tránh được căn bệnh truyền nhiễm”.

Năm 1925, ông tham gia nghiên cứu vi khuẩn tại Đại học Y Harvard. Ông là người thông minh và chăm chỉ. Vì vậy, cố vấn của ông, Bác sĩ Hans Zinsseer đã tạo điều kiện sống tốt nhất cho ông với mong muốn giữ ông ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Bác sĩ Thang muốn ở lại Hoa Kỳ, nhưng ông cảm thấy ông có thể làm nhiều hơn cho quê hương mình, vậy nên ông quyết định quay lại Trung Quốc vào năm 1929 và giảng dạy tại trường Đại học Y Nam Kinh.

Năm 1935, ông được mời về nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Anh. Ông đảm nhận vị trí này đến năm 1937.

Bác sĩ Thang rất quan tâm đến việc nghiên cứu vi khuẩn Chlamydia – tác nhân gây bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong mắt đười ươi tại đảo Java năm 1907. Vi khuẩn này trên người có tên là Chlamydia trachoma hay C. trachoma gây ra bệnh đau mắt hột ở người.

Đầu thế kỷ XX, bệnh mắt hột lan rộng khắp Trung Quốc. Tỷ lệ mắc bệnh là 55% trên toàn quốc, còn tại các vùng nông thôn chiếm 90%. Vào thời điểm này, C. trachomatis là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất dẫn đến mù lòa…

Bác sĩ Thang và nhà Hán học người Anh là Bác sĩ Joseph Needham tại Trung tâm thí nghiệm phòng chống dịch bệnh.

Bác sĩ Hideyo Noguchi, một nhà vi khuẩn học nổi tiếng của Nhật Bản, tuyên bố đã phát hiện ra mầm bệnh đau mắt hột. Bác sĩ Thang đã cố gắng để thiết lập lại thí nghiệm của Noguchi. Tuy nhiên, sau nhiều năm nỗ lực, thí nghiệm của ông đã chứng minh điều ngược lại. Tác nhân gây bệnh mà bác sĩ Noguchi phát hiện không tái gây bệnh, ngay cả khi bác sĩ Thang thử nghiệm nó trên chính đôi mắt của ông.

Sau cuộc bùng nổ chiến tranh Trung – Nhật lần thứ 2 năm 1938, bác sĩ Thang đã thành lập Trung tâm thí nghiệm phòng chống dịch tại Côn Minh, với vai trò giám đốc. Trong chiến tranh, ông cùng đội của mình đã sản xuất hàng loạt chủng vắc xin penicillin và huyết thanh cung cấp cho quân đội.

Sau chiến tranh, ông trở thành vị giám đốc đầu tiên của Viện quốc gia kiểm soát dược phẩm và sản phẩm sinh học. Trong suốt thời gian tại đây, ông đã phát triển vắc-xin sốt vàng đầu tiên của Trung Quốc.

Vào giữa năm 1950, bác sĩ Thang nhận thấy các phương pháp cô lập bệnh đau mắt hột của nhiều người không mang lại kết quả như mong đợi. Vì vậy, ông đã cố gắng tìm ra 1 phương pháp mới; sau 8 thí nghiệm, ông phân lập thành công các tác nhân gây bệnh từ túi lòng đỏ trứng.

Sau 20 năm làm việc chăm chỉ, bác sĩ Thang trở thành nhà nghiên cứu Trung Quốc đầu tiên khám phá ra tác nhân gây bệnh quan trọng. Ông muốn tiến hành nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả. Năm 1958, ông quyết định đánh cược mạng sống của mình. Một lần nữa, ông đưa tác nhân gây bệnh vào mắt, bất chấp những khó khăn đau đớn trong suốt 40 ngày với hy vọng thu thập các dữ liệu lâm sàng đáng tin cậy về căn bệnh này.

Tuy nhiên, 1 năm sau đó, bác sĩ Thang đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc tố cáo và đàn áp chính trị trong cuộc vận động Bạch Kì, cuộc vận động triệt tiêu giai cấp tư sản. Vì sự xúc phạm quá lớn, ông đã tự sát vào ngày 30/9/1958.

Tháng 6/1980, Viện Mắt Trung Quốc nhận được lá thư từ tổ chức quốc tế chống bệnh đau mắt hột (IOAT) cho biết những đóng góp nổi bật của bác sĩ Thang trong việc nghiên cứu và giám sát bệnh mắt hột, tổ chức quyết định trao cho ông Huy chương vàng về bệnh mắt hột.

Họ cũng gửi đến ông lời mới chính thức tham dự Đại hội Nhãn khoa quốc tế lần thứ 25 tổ chức tại San Francisco. IOAT cũng muốn giới thiệu ông đến Ủy ban Nobel, nhưng họ không biết ông đã qua đời 22 năm trước đó.

Tuy bác sĩ Thang chưa nhận giải thưởng Nobel, nhưng những cống hiến và sự tận tụy của ông đã đóng góp rất lớn vào nền y học thế giới.

Theo Vision Times