Từ xưa đến nay, làm người thì có rất nhiều nguyên tắc cơ bản không thể phá vỡ. Cổ nhân có dạy, làm một người chân chính lúc nào cũng phải nghĩ cho người khác và nghiêm khắc với bản thân mình. Sống không thẹn với lòng, bởi vì “liêm khiết tự sinh uy”.
Chiêu Minh thái tử vì nghĩ cho đầu bếp
Lịch sử có ghi rằng, Chiêu Minh thái tử thời nhà Lương, khi đang dùng bữa đã phát hiện có ruồi và côn trùng chết bên trong đĩa. Thay vì triệu người để trừng phạt và trút cơn phẫn nộ, Chiêu Minh đã không nói một lời, ông lặng lẽ nhặt nó ra và giấu dưới tấm gỗ trên sàn. Vì sợ có người phát hiện sẽ trừng trị đầu bếp, nên không để cho ai thấy.
Dùng người thì không nghi ngờ
Vào thời Chiến quốc, có một chiếc hộp gỗ nhỏ được dâng lên Ngụy Văn Hầu – vị quân chủ khai quốc của nước Ngụy, trong đó chứa toàn những bức thư tố cáo một số văn quan võ tướng dưới trướng ông. Ngụy Văn Hầu đã phong ấn chúng mà không cần nhìn đến, cuối cùng thiêu rụi tất cả.
Mạnh Thường Quân – một quý tộc của nước Tề đã tiêu hủy tất cả những bức thư oán hận ông, mà không hề nghĩ ngợi nhiều.
Lưu Tú – Hán Quang Vũ Đế là người sáng lập triều đại Đông Hán Trung Quốc.Ông đã không kiểm tra những thư từ qua lại, câu kết giữa Vương Lăng và những người thân cận với mình.
Tào Tháo cho một số người trong quân bí mật đốt toàn bộ thư từ của Viên Thiệu – một đối thủ mạnh nhất của ông trong thời Tam Quốc
Những việc làm nêu trên đều là để bỏ tâm hoài nghi, thể hiện sự thành tâm, là ví dụ điển hình về đối đãi với cấp dưới.
Tưởng Uyển lượng thứ cho người khác
Vào thời Tam Quốc, Tương Uyển nhà Thục Hán được phong là Thượng thư lệnh. Khi đó, Thục Hán vì Gia Cát Lượng vừa mới qua đời nên nhiều người xa gần vô cùng lo lắng.
Lúc này, điểm khác biệt giữa Tương Uyển và các quan chức khác là ông không hề tỏ ra lo lắng hay buồn phiền, cũng không hề hưng phấn. Mọi việc đối với ông vẫn như thường lệ, điều đó khiến mọi người cảm thấy an tâm rất nhiều.
Tưởng Uyển đã từng đàm đạo với Dương Hí, nhưng Dương Hí đã không trả lời bất cứ điều gì.
Có người nói: “Hỏi mà không trả lời, chẳng phải là khinh nhờn, vô lễ với người trên sao?”.
Tưởng Uyển đáp: “Trước mặt thì khuất phục và sau lưng thì trách móc, là điều mà người xưa hết sức không khuyên bảo. Nếu Dương Hí tán thành với ý kiến của tôi, thì đó không phải là thành tâm của anh ta. Còn nếu phản đối ý kiến của tôi, sẽ lộ ra những sai lầm của tôi. Dương Hí im lặng, đó quả thực là một cử chỉ ngay thẳng và khôn khéo!”
Sự bao dung và chân thành của Tương Uyển đối với Dương Hí, đã khiến mọi người xung quanh cảm thấy rất khâm phục.
Liêm khiết tự sinh uy, tham nhũng ắt khiếp đảm
Phong Khánh là người huyện Ngân (nay là thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang) thời nhà Minh, tự là Văn Khánh, là Tiến sĩ dưới thời Minh Anh Tông trị vì, ông giữ chức Tổng đốc Hà Nam.
Lúc bấy giờ, Phong Khánh đã nổi tiếng gần xa với những lời can gián thẳng thắn, tác phong chân chính, kỷ luật nghiêm minh, trong quận huyện gần như không ai là không biết đến danh tiếng của ông.
Một ngày nọ, khi kiểm tra hoạt động của các quan viên, Phong Khánh phát hiện ra rằng có một tri huyện tham nhũng và phạm pháp. Vị ấy rất sợ hãi, vì vậy ông đã dùng bạc làm thành nến và đưa tặng cho Phong Khánh.
Vốn là một người trung thực, ông không hề biết rằng những cây nến ấy được làm bằng bạc. Sau đó, thuộc hạ của ông đã nói cho bí mật bên trong của “tặng nến” cho Phong Khánh tỏ tường.
Ngày hôm sau, Phong Khánh bình tĩnh nói với tri huyện: “Nến của ngươi không thể đốt được. Hãy đem về mà thay bằng loại có thể đốt được ấy”.
Tri huyện tự biết mình tham nhũng, phạm pháp, mà giờ cũng không thể hối lộ để thoát tội nên vô cùng hoảng sợ. Trong khi Phong Khánh vẫn chưa chính thức điều tra vụ án, mà tên tri huyện đã ném quan ấn và cởi đai xuống, tự mình bỏ trốn.
Tể tướng thời trước, đáp lễ đồng hương
Tương truyền rằng Sử Việt Vương là một vị tể tướng. Sau khi nghỉ hưu, trên đường trở về nhà ông đi qua Từ Hy (thuộc vùng Đông Bắc Chiết Giang ngày nay). Thống đốc địa phương là Tương Ngạc, đã đi ra khỏi thành để nghênh đón ông. Sau khi gặp mặt, các quan viên trong huyện đã xếp hàng ngay ngắn trong sân để bái kiến Sử Vương, và ông cũng bái kiến họ – một hành động khiến nhiều người rất bất ngờ.
Tương Ngạc nói với Sử Việt Vương rằng ông không cần đáp lễ như thế. Sử Việt Vương nói: “Ngài là trưởng bối của họ, đối với họ cần phân minh tôn ti trên dưới. Còn ta và họ là đồng hương, bình đẳng như nhau, nên ta cần đáp lễ!”
Việt Anh