Tinh Hoa

Lão già quê mùa nhắn nhủ cô gái xinh đẹp: “Mọi việc đều được lưu lại, đến ngày sau sẽ rõ”

Ông lão nông dân đi vào nhà hàng sang trọng nhưng đã bị nhân viên phục vụ coi thường và đuổi ra ngoài… Câu chuyện nay khiến không ít người ngẫm lại chuyện xưa và lời nhắn nhủ của cổ nhân.

Ông lão trước khi đi chỉ nói với Li Jinlan một câu khó hiểu: “Mọi việc sẽ được lưu lại, đến ngày sau sẽ rõ”. (Ảnh minh họa từ Internet)

Cổ nhân nói: “Nhân bất khả mạo tương, hải thủy bất khả đấu lượng”, ý rằng người không thể đánh giá tài đức qua tướng mạo, tựa như nước biển không thể dùng đấu để đong đếm.

Mới đây, trên mạng Internet chia sẻ rộng rãi một câu chuyện như sau:

Li Jinlan là phục vụ viên của một nhà hàng sang trọng, chưa tính đến tiền phụ phí thì lương cũng đã tới 8 nghìn tệ. Khách lui tới nhà hàng toàn là người có tiền, có lần người ta còn boa cho Li Jinlan đến vài trăm.

Li Jinlan cũng là người thích thể hiện, có thể thấy cô rất tự hào với công việc tại nhà hàng này. Li Jinlan tự cho mình có giá, bởi dáng người cao ráo, da trắng hồng, khuôn mặt trái xoan, về diện mạo cô cảm thấy bản thân mình chiếm ưu thế so với những người khác.

Có một ngày, Li Jinlan trông thấy một người đàn ông ăn mặc như một ông lão nông dân đi vào nhà hàng. Cô cảm thấy ông lão này từ kiểu cách ăn mặc đều là “dân hai lúa” chính hiệu, nên lập tức tỏ vẻ coi thường. Li Jinlan nghĩ thầm, người này chắc là người nhà quê lên thành phố, trên người cũng chẳng có tiền, chứ nói gì đến tiền boa, e rằng cơm còn không đủ ăn!

Quả nhiên ông lão nói: “Cho tôi một ly nước sôi trước đi đã!”.

Li Jinlan tỏ vẻ khó chịu nói, ở đây không có nước sôi, chỉ có rượu và đồ uống, nếu như không gọi đồ ăn thì mời ông đi nhanh cho!

Không một chút thân thiện, Li Jinlan nói: “Ông không đủ tiền gọi đồ ăn. Vậy đừng lãng phí thời gian nữa, mời đi cho!”.

Ông lão trước khi đi chỉ nói với Li Jinlan một câu khó hiểu: “Mọi việc đều được lưu lại, đến ngày sau sẽ rõ”.

Sáng hôm sau, nhà hàng không mở cửa đón khách. Quản lý triệu tập tất cả nhân viên lại và nói: “Hôm nay chúng ta sẽ tiếp đón tân chủ tịch, tất cả mọi người hãy chuẩn bị tinh thần nhé!”.

Li Jinlan nghe hôm nay có chủ tịch đến, lập tức đứng ngắm nghía trước gương, cô nàng nghĩ thầm: “Hôm nay chủ tịch đến, nhất định phải để lại ấn tượng tốt nhất, như vậy sau này có thể thăng chức tăng lương rồi!”.

Sau đó, bên ngoài xuất hiện một cỗ xe sang trọng, trên xe bước xuống một đoàn người, trong đó có một người đàn ông lớn tuổi mặc bộ vest màu đen.

Tất cả phục vụ viên đều mỉm cười, cúi người hô lớn: “Hoan nghênh tân chủ tịch”. Người đàn ông kia khẽ gật đầu.

Đợi đến khi tất cả ngồi xuống, quản lý nhà hàng nói: “Mời tân chủ tịch phát biểu với mọi người”. Lúc này, Li Jinlan mới nhìn rõ vị chủ tịch, cô đột nhiên ngây ngẩn cả người.

Trong tâm Li Jinlan hoảng cả lên: “Tại sao có thể là ông ta chứ?”. Vị chủ tịch mới này không ai khác chính là ông lão quê mùa mà ngày hôm qua cô nàng đã chế nhạo.

Về sau, Li Jinlan không còn làm việc tại nhà hàng này nữa, bởi cô đã bị sa thải. Sau khi sự việc xảy ra, cô cảm thấy vô cùng hối hận, nhưng đáng tiếc là trên thế giới này lại không bán “thuốc chữa hối hận”.

Đây là câu chuyện có thật xảy ra ở thời hiện đại, khiến nhiều người không khỏi ngẫm lại lời dặn dò nhắn nhủ của người xưa.

Khổng Tử viết: “Dĩ dung thủ nhân hồ? Thất chi Tử Vũ; dĩ ngôn thủ nhân hồ? Thất chi Tể Dư”

“Trông mặt mà bắt hình dong” là căn bệnh phổ biến tồn tại lâu nay trong xã hội. Về điểm này, ngay từ thời Xuân Thu, Khổng Tử đã sớm nhận ra, người thời ấy chỉ dựa vào tài ăn nói và vẻ đẹp tướng mạo là có thể giành được sự trọng dụng của đức quân chủ.

Theo “Hàn phi tử – Hiển học” ghi chép lại, Khổng Tử có 3.000 đệ tử, trong đó có một người tên là Đạm Đài Vũ có tướng mạo khác biệt so với người bình thường. Vậy nên Khổng Tử cho rằng tài năng và đức hạnh của Đài Vũ cũng không được như thường nhân. Tuy nhiên, sau khi ở cùng một thời gian, Khổng Tử phải hoàn toàn thay đổi cách nghĩ trước đây của mình .

Khổng Tử còn có một đệ tử tên là Tể Dư. Lúc mới gặp bởi vì Tể Dư ăn nói lưu loát siêu phàm, vậy nên Khổng Tử cho rằng anh ta là người có trí tuệ phi thường. Tuy nhiên về sau lại phát hiện trí tuệ của Tể Dư lại không giống như những lời nói ra.

Có hai người học trò này làm minh chứng, Khổng Tử cảm thán nói: “Nếu như ta đơn thuần dùng bề ngoài để phán xét tốt xấu của một người, sẽ bỏ sót nhân tài như Tử Vũ; nếu như ta chỉ dựa vào lời nói ban đầu để cân nhắc tài hoa, thì sẽ ngộ phán như Tể Dư vậy”.

Theo NTDTV