Các nhà thiên văn học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA (Mỹ) vừa cung cấp các số liệu mới nhất, cho thấy dường như có bước tiến mới trong việc chứng thực quan điểm vũ trụ về 3000 đại thế giới của nhà Phật.
Có sự sống của sinh mệnh tương tự con người hay không?
Trong bài viết được đăng trong tập san luận văn của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ có nói, các nhà thiên văn học thuộc NASA đã căn cứ vào những dự đoán được thu thập được từ việc quan sát kính thiên văn, ước tính trong khoảng 5 hằng tinh giống Mặt Trời sẽ có 1 hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, có nhiệt độ trên bề mặt đủ điều kiện cho sự sống phát triển, vì vậy trước mắt có thể dự tính rằng trong dải Ngân Hà có ít nhất 8,8 tỷ hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất và nhiệt độ thích hợp để sinh sống.
Trên các hành tinh này rốt cuộc có sự sống của giống loài tương tự con người hay không? Đó sẽ là bước tiếp theo mà các nhà khoa học nghiên cứu thông qua kính thiên văn lớn hơn.
Nhưng số liệu này không phải là con số cuối cùng. Các nhà khoa học dự đoán rằng, ước tính có khoảng 200 tỉ hành tinh trong dải Ngân Hà, trong đó có 40 đến 50 tỉ hành tinh tương tự Mặt Trời, việc này có nghĩa là sẽ có ít nhất 11 tỉ hành tinh tương tự Trái Đất.
“3000 đại thế giới” trong cách nói của Phật gia về vũ trụ, trong đó 1 Mặt Trời, 1 Mặt Trăng sẽ là một thế giới nhỏ, cũng là một hệ Mặt Trời, 1000 thế giới nhỏ (hệ Mặt Trời) sẽ là 1 tiểu thiên thế giới. 1000 tiểu thiên thế giới sẽ là một trung thiên thế giới, 1000 trung thiên thế giới sẽ là một đại thiên thế giới. Nếu tính như vậy thì số liệu mà các nhà khoa học ngày nay tính ra đem so với 3000 đại thiên thế giới thì khoảng cách của nó là không nhỏ.
Các nhà thiên văn cho rằng, lần này số liệu tính ra được 8,8 tỉ hành tinh tương tự Trái Đất chỉ mới là bước khởi đầu. Có thể không lâu nữa, các nhà khoa học sẽ phát hiện ra rằng kết quả của nhiều thập kỷ thăm dò đã được Đức Phật nói hàng ngàn năm trước.
Một hạt cát là một thế giới, một nanomet là một vũ trụ
Ngoài không gian 4 chiều (không gian 3 chiều cộng với 1 chiều thời gian) mà chúng ta đã biết, phải chăng vẫn còn những không gian khác tồn tại? Tin tức của tạp chí Natural cho chúng ta biết một chứng cứ mới rằng có ít nhất 6 chiều không gian trong vũ trụ.
Giáo sư Joseph Silk của Đại học Oxford (Anh), đồng tác giả của bài báo, trong lúc quan sát các chuyển động kỳ lạ của vật chất tối đã suy đoán rằng vũ trụ có ít nhất 6 chiều không gian. Nhưng lúc quan sát trường trọng lực do các vật chất tối tạo thành đã lôi kéo các hành tinh và hệ hành tinh có thể nhìn thấy, nhưng vẫn gián tiếp chứng minh được sự tồn tại của chúng.
Thông qua các quan trắc thiên văn hiện tại, chúng ta đã biết vật chất tối chiếm ít nhất 85% vũ trụ, và những chất này chính là do các hạt cơ bản mà hiện tại chúng ta chưa biết tạo thành.
Rất nhiều người sẽ hỏi: “Trong lý thuyết dây về sự liên kết giữa thuyết tương đối và vật lý lượng tử có đề cập đến khả năng của không gian chiều cao. Thế nhưng, tại sao chúng ta không cách nào cảm nhận được sự tồn tại của những chiều không gian khác? Các nhà khoa học chọ rằng, bởi vì các chiều không gian này đã cuộn vào nhau, chúng được cuộn rất chặt, cuộn thành rất nhỏ, vì vậy chúng ta không cách nào nhìn thấy được nó, cũng không cách nào đi vào”.
Các nhà vật lý học nghi ngờ rằng do giới hạn về khả năng quan sát của mắt thường và máy móc nên không có một tầm nhìn hoàn chỉnh để nhìn vũ trụ thật sự. Họ cho rằng không gian 4 chiều của chúng ta (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian) thực tế chỉ là một không gian con trong toàn bộ các không gian trong vũ trụ, và tầm nhìn mà mắt mình đang thấy cũng giống như niềm tin vào Trái Đất phẳng của người xưa.
Các nhà vật lý học vẫn đang nỗ lực tìm hiểu về các lực cơ bản của tự nhiên, nhưng không cách nào thích hợp với các luật tự nhiên này, cho nên giả sử sự tồn tại của không gian và thời gian nhiều chiều chính là giả thuyết trong lý thuyết dây, lý thuyết dây chính là lý luận hay nhất hiện tại để miêu tả cơ cấu cơ bản và tác dụng của vật chất. Lý thuyết dây làm cho các nhà vật lý cố gắng điều chỉnh thuyết tương đối tổng quát của Einstein với lý thuyết lượng tử.
Các không gian cuộn vào nhau sẽ không ảnh hưởng đến các lực cơ bản như lực điện từ và các lực khác, nhưng thuyết tương đối cho chúng ta biết rằng trọng lực xuất phát từ bản chất của không gian và thời gian, vì vậy nếu như các chiều không gian khác không bị cuộn ở không gian 4 chiều này thì trọng lực sẽ biểu hiện một diện mạo khác mà không giống với các số liệu được dự đoán ở hiện tại.
Giáo sư Joseph Silk quan sát được rằng ảnh hưởng của vật chất tối đối với các hệ hành tinh nhỏ và lớn là không giống nhau, ông cho rằng lực kéo của trọng lực từ không gian nhiều chiều có thể giải thích cho sự biểu hiện khác nhau của môi trường trong các hệ hành tinh không giống nhau. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Silk nhận định, việc này đối với kết quả dự đoán thiên văn của vật chất tối sẽ lần đầu tiên cung cấp các chứng cứ có lợi về sự tồn tại của các chiều không gian.
Vũ trụ của không gian sáu chiều này lớn bao nhiêu? Giáo sư Silk sau khi tính toán đã phát hiện, đường kính của nó chỉ bằng 1 nanomet. Trong kinh Phật có cái gọi là “một hạt cát một thế giới, một chiếc lá một bồ đề”, từ quan điểm này mà xét thì quả thật không sai chút nào.
Tiểu Minh biên dịch
>>> Những điểm tương đồng không thể giải thích giữa các di chỉ cổ đại trên thế giới