Theo tư liệu lịch sử, mỗi khi khói mù xuất hiện đều là điềm báo xấu. Khi đó, các bậc đế vương phải trai giới, bỏ các cuộc vui, tế trời, lui khỏi chánh điện mà tự xét lại bản thân nhằm hóa giải kiếp nạn trước mắt.
Khói mù xuất hiện sớm nhất trong quyển sách “Thi kinh, Bội phong, Chung phong” với câu thơ “Cơn gió đi qua để lại khói mù”. Trong “Ngũ hành chí” và một số sách bói toán cũng có ghi chép về một số hiện tượng liên quan đến sương khói mù, ví dụ như: trời âm u lâu không mưa, khí trời âm, tối tăm, mịt mù…, các loại từ ngữ như vậy cũng tương tự như khói mù của ngày nay. Nhưng cách gọi “霾 – Mai” (sương khói mù) xuất hiện rất trễ, ước chừng trong “Tân Đường Sử” mới xuất hiện.
Triều Tấn có “Tấn thư. Thiên văn chí” từng viết: “Phàm khi trời đất bốn phương tối đen như bụi rơi, hơn 10 ngày, 5 ngày, hoặc chỉ 1 ngày hoặc 1 giờ, mưa không ướt áo mà bụi bẩn bám lên, gọi là ‘mai’, là khói mù trong trời đất, quân thần phải nghe lời“. Đại ý nói rằng, chỉ cần giữa trời đất, Đông Tây Nam Bắc bốn phương xuất hiện khí trời âm u đục ngầu trên phạm vi lớn, giống như bụi đất tràn ngập, có khi liên tục hơn 5 đến 10 ngày, có khi chỉ có 1 ngày hoặc 1 giờ, có khi nhìn như có mưa rơi, nhưng lại không ướt áo, lại phủ đầy bụi, loại thiên tượng này gọi là “mai”, nói rõ đạo quân thần xuất hiện vấn đề lớn.
Cổ nhân chẳng những đem hiện tượng “sương mù bất thường” liệt vào khái niệm “mai”, còn hiện tượng “sương mù vàng khí đen”, thời tiết gió thổi cát bay cực đoan được người hiện đại gọi là “bão cát” cũng được quy về “mai”, đều thuộc về những điềm không may mắn. Trong “Hậu Hán Thư” có câu “vận may sai nghịch, khói sương mù che lấp mặt trời”. Một khi “chính khí” sai nghịch, trời cao sẽ lấy hiện tượng thiên văn khói sương mù làm cảnh báo.
Nói tóm lại, trong suy nghĩ của người xưa, khói sương mù không phải điều tốt, các bậc đế vương thời xưa đều rất sợ hãi. Trong “Hậu Hán Thư. Ngũ Hành Chí” có ghi lại: “Từ sau khi Quang Vũ Đế trùng hưng Hán thất, đã không còn ghi chép về hiện tượng trời âm u lâu mà không mưa nữa“. Điều này thực sự không sai, vào thời Hán Thuận Đế, đại thần Lang Nghĩ dâng tấu thư nói: “Từ tháng Giêng đến nay, trời âm u mấy ngày liền. Trời âm u lâu không mưa, chính là loạn khí. Có hiền tài mà không trọng dụng, trời sẽ vẫn còn âm u không mưa“.
Trong “Hán Thư, Ngũ Hành Chí” ghi chép lại: Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Lưu Hạ kế ngôi, không lâu sau, trời âm u, ngày không thấy mặt trời, đêm không thấy trăng. Lúc Lưu Hạ muốn xuất hành, đại thần Hạ Hầu Thắng ngăn xe lại khuyên nhủ: “Trời âm u đã lâu không mưa, là có đại thần mưu phản. Bệ hạ không thể ra ngoài“. Lưu Hạ không nghe lời khuyên bảo còn bắt giam Hạ Hầu Thắng.
Đại tướng quân Hoắc Quang và Trương Yên Thế sắp sửa tạo phản, nghe nói về việc này đã giật mình, tưởng rằng Trương Yên Thế để lộ tung tích, liền tới hỏi Hạ Hầu Thắng, tại sao lại có phán đoán như vậy?
Hạ Hầu Thắng nói: “Trong ‘Hồng phạm ngũ hành truyền’ có nói: ‘Hoàng đạo có biến, sẽ xuất hiện khí trời thường âm u, biểu thị lúc này là có bề tôi muốn làm phản. Tôi không dám nói rõ, cho nên nói có đại thần mưu phản“. Hoắc Quang nghe xong kinh hãi, càng coi trọng vị thuật sĩ này. Vài ngày sau, bọn họ phế bỏ Lưu Hạ, ứng nghiệm điềm báo “khí trời thường âm u” trước đó.
Vào thời cổ đại, “霾 – Mai” (sương mù) được cho là liên hệ với “埋 – Mai” (chôn vùi và oán hận), mỗi khi sương khói mù xuất hiện, đều là đại hung, biểu thị điều bất lợi, các đế vương cổ đại đều sợ hãi. Hoàng đế phải trai giới, bỏ các cuộc vui, tế trời, lui khỏi chánh điện mà tự xét lại bản thân, để hóa giải cảnh báo thiên văn hung hiểm này.
Trong năm đầu Hán Thành Đế xây dựng đất nước (năm 32 trước CN) đã xuất hiện hiện tượng thiên văn dị thường, sương mù vàng ở bốn phương, che khuất bầu trời. Hoàng đế vì vậy mà kinh hồn bạt vía, khẩn cấp triệu kiến tất cả quan viên, yêu cầu bọn họ không cần kiêng kỵ gì mà cứ nói thẳng, đồng thời trưng cầu kế sách trị quốc.
Có triều thần lên khuyên ngăn thẳng thắn, lên án ngoại thích (gia đình phía mẹ hay vợ của vua) chuyên quyền độc tài, gây ra khí âm thịnh lấn át khí dương. Huynh trưởng của Thái hậu, Đại tư mã, Đại tướng quân Vương Phụng nghe xong sợ hãi bất an, vì vậy tấu trình xin từ chức tạ tội.
Theo nguyên lý Ngũ hành, lúc Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều phát sinh biến dị, sẽ dẫn đến hiện tượng thiên văn biến đổi mạnh mẽ, và khói sương mù cũng là một trong số đó, cơ bản chính là biểu hiện “trời âm u lâu không mưa”.
Vào năm Đường Thiên Bảo, huyện Văn ở Quắc Châu sau cơn mưa to xuất hiện khói sương mù, loại sương mù dày đặc, sau khi trời trong người ta phát hiện mộ của Nữ Oa ở nơi đây đã biến mất. Bảy năm sau, chỗ bờ sông vào ban đêm người ta nghe tiếng gió và sấm, sáng sớm trông thấy mộ Nữ Oa xuất hiện, lúc ấy được gọi là Gò Phong Lăng. Xuất hiện hiện tượng thần bí như thế, khiến người ta không biết được thật giả, cũng không biết nguyên nhân ở đâu. Các thuật sĩ nói rằng: “Mộ tự dời chỗ, thiên hạ tất có loạn lạc“.
Vào triều Kim còn có một câu chuyện như sau: Lúc Ai Tông vừa lên ngôi, phong cho thái hậu, thái phi làm Hoàng thái hậu. Lúc này gió lớn đột nhiên nổi dậy, thổi rơi mái ngói, ngay sau đó xuất hiện khói mù, không thấy mặt trời, chỉ có khói vàng cao ngất trời. Thái hậu nằm mơ, nhìn thấy mấy vạn ăn mày đi theo đằng sau, khiến bà rất khó chịu. Sau đó, người xem bói giải thích: “Thái hậu là mẫu nghi thiên hạ, dân chúng nghèo khó, đương nhiên chỉ điểm rõ cho người rồi“. Nghe những lời này, thái hậu tranh thủ thời gian ở kinh thành chuẩn bị ban phát cháo và nước thuốc, để làm dịu lòng dân chúng.
Vào hai triều Minh Thanh, lúc đế vương gặp “khói mù tai ương” xuất hiện, liền hạ lệnh cấm thiên hạ sát sinh, chỉ đạo văn võ quần thần làm trai giới trong 3 ngày, cũng dẫn đầu văn võ đến thiên đàn tế trời, để cầu Thần xua tan khói mù, mong trời hạn gặp mưa.
Những triều đại khác đa phần cũng giống như vậy, một khi xuất hiện hiện tượng khói sương mù dị thường, triều đình liền dùng các phương thức đại xá, khiển trách tham nhũng, tạ tội từ chức, tế trời phản tỉnh, mời rộng rãi quần thần đến thẳng thắn đóng góp ý kiến, mong xử lý hiện tượng dị thường này.
Hôm nay, khói sương mù dị thường lại lần nữa xuất hiện tại mảnh đất Trung Quốc rộng lớn để cảnh báo thế nhân. Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền đến nay, nhiều lần vận động chính trị, đã giết 80 triệu đồng bào Trung Quốc, cộng thêm việc bức hại những người có tín ngưỡng tôn giáo, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, sách nhiễu Cơ Đốc giáo, giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng,… đã gây ra tội ác chưa từng có trên hành tinh này.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên dương vô thần luận, phá hủy toàn diện truyền thống văn hóa Trung Quốc, làm cho mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn bị băng hoại đạo đức, xã hội bại hoại, dối trá giả mạo ở khắp nơi, sữa bột có độc, vắc-xin phòng bệnh giả, huyết mạch của Trung Hoa mấy lần bị đoạn tuyệt, dân chúng khổ sở không thể tả.
Hiện nay còn gặp phải cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, thế lực của Trung Quốc trên thế giới bị cô lập, mà nội bộ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn gây tin đồn không dứt, tạo sóng ngầm mãnh liệt. Tình trạng loạn trong giặc ngoài hiện nay thật ứng với lời cảnh báo của thiên tượng “khói mù tai ương” đang diễn ra tại nơi này.
Tuệ Tâm, theo NTDTV