Tinh Hoa

Kim bạc có thật sự kiểm tra được độc tính không?

Tương truyền, ngày xưa trong cung đình, các quan hầu cận thường sử dụng phương pháp kim bạc để kiểm tra độc trong thức ăn của hoàng đế.

Phương pháp này dùng những vật dụng nhỏ bằng bạc cho vào thức ăn, nếu bạc chuyển thành màu đen thì đồ ăn đó có độc, còn nếu không thì thức ăn được cho là an toàn.

Vậy bạc thật sự có công dụng phát hiện độc tính không, đứng tại góc độ khoa học hiện đại giải thích điều này ra sao, hãy cùng tìm hiểu một chút.

Thạch tín có thành phần chính là Asenium

Thời xưa chất độc được dùng chủ yếu là thạch tín, thành phần chính có oxit asen. Thời đó kỹ thuật sản xuất thạch tín rất lạc hậu, nên luôn bị lẫn một lượng nhỏ tạp chất lưu huỳnh, nếu lưu huỳnh tiếp xúc với bạc sẽ làm cho bề mặt của bạc chuyển thành Ag2S có màu đen.

Người thời đó dùng những vật dụng bằng bạc để kiểm tra độc tính, phương pháp cho kết quả khá chính xác, nguyên nhân là do sự hạn chế về khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Ngày nay kỹ thuật sản xuất thạch tín rất phát triển, vì vậy thạch tín không bị lẫn tạp chất lưu huỳnh, tính kim loại của bạc rất ổn định ở điều kiện bình thường thì cũng không thể phản ứng với thạch tín.

Thực tế có những chất không có độc, nhưng lại có rất nhiều lưu huỳnh, nếu cắm kim bạc vào sẽ làm cho kim bạc biến thành màu đen gây nên hiểu lầm là chất đó có độc, có những chất rất độc nhưng lại không có lưu huỳnh, như là cỏ độc, muối axit nitric, nông dược, bả chuột…, khi kim bạc tiếp xúc với những chất này không bị chuyển thành màu đen.

Cho nên, bạc chỉ có thể kiểm tra được chất độc có chứa nguyên tố lưu huỳnh, còn những chất độc khác thì nó không có tác dụng gì.

Lê Hiếu dịch từ kannewyork.com