Nằm giữa sa mạc khô cằn nhất nước Mỹ, thấp hơn 68m so với mực nước biển, thung lũng Chết (Death Valley) ở California từng gây kinh hoàng với hàng loạt cái chết đầy bí ẩn.||
Mới đây, thung lũng Chết chính thức “lật đổ” vùng El Azizia, Libya để trở thành nơi . Theo đó, nhiệt độ cao nhất tại vùng này đạt 56,7 độ C, được ghi nhận vào ngày 10/7/1913. Theo các nhà khoa học giải thích, vị trí địa lý đặc biệt, nằm sâu trong sa mạc Mojave, nơi thấp hơn 68m so với mực nước biển cùng sự hiện diện của hồ muối cạn là những yếu tố khiến nhiệt độ ở thung lũng Chết trở nên cực đoan nhất thế giới.
Tọa lạc gần biên giới bang California và Nevada, thung lũng Chết nằm ở nơi thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Trải dài trên 136,2km và có diện tích đạt 7.800km 2 , thung lũng Chết nằm dưới chân núi Whitney, có chiều cao 4.421m. Thung lũng Chết là một phần của Công viên quốc gia cùng tên thuộc Khu dự trữ sinh quyển sa mạc Mojave và Colorado. Nó sở hữu nhiều đặc tính cơ bản của những khu vực nằm dưới mực nước biển. Trên thực tế, đáy thung lũng Chết chứa rất nhiều muối. Vào giữa kỷ nguyên Pleistocene (khi con người bắt đầu xuất hiện), vẫn tồn tại những vùng biển nằm giữa các lục địa mà một trong số đó chính là thung lũng Chết ngày nay. Khi nước biển bốc hơi hết, những mỏ muối khổng lồ đọng lại dưới đáy thung lũng. Theo nguyên tắc chung, những nơi càng thấp thì nhiệt độ sẽ càng cao bởi ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm nhiệt độ tăng lên. Ở những vùng thấp, nhiệt độ không khí tăng cao nhưng không thể bốc lên mà bị những điểm cao chặn lại khiến không khí càng nóng hơn. Trong khi đó, áp suất không khí ở trên nó cũng tạo ra lực ép khiến khí nóng không thể thoát ra ngoài. Thung lũng Chết là một trong những điển hình của loại địa hình này. Được bao quanh bởi những dãy núi cao, bề mặt bằng phẳng khiến nhiệt độ bị mặt trời nung nóng khó có thể bị hấp thụ hoặc thoát khỏi thung lũng. Khí nóng bốc lên ngay lập tức bị áp suất không khí nén xuống, khiến cho không khí bên trong thung lũng nóng và ngột ngạt hơn. Quá trình này diễn ra liên tiếp khiến không khi nóng lưu thông khắp thung lũng Chết. Dù thời tiết chưa cực đoan, thung lũng Chết từng là nơi sinh sống của bộ tộc Timbisha, gốc gác của người Mỹ bản xứ suốt hơn 1.000 năm qua. Do đất đá đều mang một màu đỏ rực nên người thổ dân Timbisha gọi đây là “thung lũng sơn”. Là nơi nóng nhất thế giới nhưng dấu tích ẩm ướt tại thung lũng Chết, xuất hiện vào thời gian 10.000 – 12.000 năm trước vẫn được nhận thấy. Sau nhiều thiên niên kỷ thay đổi địa chất, điều kiện ở thung lũng Chết trở nên cực đoan. Tuy nhiên, người ta chỉ biết đến nó nhiều vào năm 1849, khi cơn sốt vàng lan tỏa khắp California. Một nhóm thợ săn vàng đi lạc vào thung lũng này và mất hoàn toàn phương hướng. Vật lộn với đói khát và nắng nóng chết người, nhóm phu đào vàng buộc phải vùi xác nơi khắc nghiệt nhất hành tinh. Vào năm 1941, một nhóm thám hiểu người Mỹ cũng không may mắn lạc vào Thung lũng Chết. Cũng giống như nhóm phu đào vàng lạc đường gần một thế kỷ trước, không một cơ hội nào cho nhóm nghiên cứu người Mỹ thoát khỏi thung lũng. Tám năm sau, một nhóm nghiên cứu khác cũng vô tình lạc vào thung lũng. Dù một vài người may mắn thoát khỏi tử thần nhưng họ cũng chết một cách bất thường không lâu sau đó. Kể từ đó, người ta gọi khu vực khắc nghiệt này là thung lũng Chết. Những nghiên cứu sau này cho thấy, sự chênh lệnh lớn về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm ngay tại thung lũng Chết khiến nó trở nên khắc nghiệt. Vào ban ngày, nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng 50 độ C nhưng nhanh chóng giảm xuống mức âm khi màn đêm buông xuống. Nó khiến cho không mấy sinh vật có khả năng thích nghi.
Một điều đặc biệt khác ở thung lũng Chết là khả năng di chuyển của những hòn đá nặng hàng trăm kg. Các nhà khoa học nhận thấy, hiện tượng đá “di chuyển” chỉ xảy ra ở nơi duy nhất mang tên gọi Racetrack, lòng hồ cạn khô bên trong thung lũng. Những hòn đá liên tục thay đổi vị trí theo những quỹ đạo bất định, để lại dấu vết trải dài hàng trăm m trên nền đất khô cằn. Chưa ai có cơ hội chứng kiến những tảng đá di chuyển nên đó vẫn là một trong những bí ẩn về thung lũng Chết làm đau đầu các nhà khoa học. Hàng loạt giả thuyết được đưa ra nhưng chưa sự lý giải nào thỏa đáng, có thể làm sáng tỏ vấn đề. Trong khi đó, những tảng đá nằm dưới lòng hồ Racetrack vẫn “miệt mài” thực hiện hành trình di chuyển của mình như thách thức giới khoa học. Trịnh Duy Theo Infonet Xem thêm: , , , , |