2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì mạt pháp, Pháp của ông không thể độ nhân được nữa, khi ấy “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ hạ thế truyền chân Pháp của vũ trụ, cứu độ chúng sinh.
Tiếp theo phần 1
Những lời tiên tri tiết lộ vị Thánh nhân truyền Pháp độ nhân
“Lịch sử là một vở kịch lớn“, trong vũ đài thế gian, cứ theo kịch bản mà diễn hết tiết mục này đến tiết mục khác, một cách liên tục không hề có một sai sót nào.
Trong những năm tháng dài đằng đẵng của vũ trụ, tầng tầng lớp lớp sinh mệnh cùng các không gian ngang dọc, trải qua quá trình Thành-Trụ-Hoại-Diệt, đi cho đến hôm nay. Ở niên đại xa xưa, con người và Thần cùng tồn tại, dưới sự dẫn dắt của Thần, con người hướng thẳng vào nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ để nghiên cứu, để lại Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, Trung y, Chữ Hán và những lời tiên tri.
Đối với những thần thoại truyền thuyết lưu truyền từ xưa đến nay, giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay lại tuyền truyền giáo dục dân chúng rằng: “người xưa lạc hậu ngu muội“. Nhưng chính những cổ nhân “ngu muội lạc hậu” đã sáng tạo ra Hà Đồ, Lạc thư, Chu Dịch, Bát Quái ..v.v này, thứ đã hấp dẫn sự chú ý của toàn nhân loại. Người thời này tự xưng là khoa học kỹ thuật vô cùng phát triển. Nhưng cho đến ngày nay, nhân loại đã giải mã được bao nhiêu những huyền cơ và xảo diệu ở trong đó?
Theo dòng lịch sử, rất nhiều lời tiên tri đã ứng nghiệm một cách bất ngờ. Đối với con người hiện nay được tiếp thụ nền giáo dục của khoa học thực chứng, họ hầu như không thể hiểu được vì sao lại có lời tiên tri? Chuyện chưa phát sinh thì sao có thể tồn tại?
Bộ môn dự đoán học của khoa học hiện đại chỉ có thể suy tính được trong một khoản thời gian nhất định hoặc một sự tình trong phạm vi nhất định. Còn về quá trình của đời người, sự phát triển của xã hội nhân loại hay là những đại biến hóa không có quy luật …, thì việc dự đoán đối với họ đều là chuyện rất khó. Vậy mà những dự ngôn xưa lại có thể nói về chúng một cách rành mạch rõ ràng, giống như chúng đang xảy ra trước mắt các nhà tiên tri vậy.
Khả năng tiên đoán này không phải là kết quả của nền khoa học hiện đại của chúng ta, nó là của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có văn hóa Nho, Thích, Đạo, phương Tây thì có Cơ đốc giáo. Tất cả đều là văn hóa Thần truyền, tin tưởng có trời có đất, có Thần, có Phật, có Thượng Đế.
Lịch sử giống như một màn hí kịch, mỗi người là theo kịch bản mà diễn vai của chính mình, và kịch bản đó là do Thần soạn ra, là do Thần an bài. Bởi vì nhân loại đều ở trong cõi mê, giống như là kịch rối vậy. Có một sợi dây điều khiển người ta cử động, mà họ lại tưởng rằng chính mình đang hành động; nhưng thực ra chi phối người ta lại chính là “người” đang thao túng sợi dây này. Nếu như có thể biết hết được kịch bản đó thì cũng có thể biết được chuyện gì sắp sửa xảy ra.
Kỳ thực lời tiên đoán đều là do những người tu Đạo tu Phật thời cổ đại lưu lại, họ thông qua tu luyện mà có được những năng lực biết rõ chuyện này.
Thời cổ có rất nhiều thần thoại, chúng đều là chân thật, chỉ là người đời sau không hiểu không rõ, thêm nữa trải qua thời gian lịch sử lâu dài nhiều thứ bị mai một, cho nên bị gọi là “thần thoại“.
Các bậc Tiên Thánh, họ dùng “thần thoại” làm phương thức để truyền thừa. Những “thần thoại” này, con người chỉ xem trong thoáng chốc thì không cách nào minh bạch được, để từ từ mà “ngộ” mà “đoán” mới có thể biết được chút ít, giống như là chơi trò đoán chữ. Bởi vì con người là ở trong mê, ai cũng không được phép phá cái mê này, ai cũng không thể phá hỏng quy luật của xã hội loài người, nếu không sẽ bị trời trừng phạt. Vậy nên chỉ có thể dùng hình thức mơ mơ hồ hồ ấy mà lưu truyền lại thôi.
Vậy lời tiên tri chỉ là vì để chứng minh tính chân thật của mình mà tồn tại thôi sao? Chỉ để nói rằng vũ trụ này có Thần Phật tồn tại thôi sao? Kỳ thực sau khi xem hết những lời tiên tri, chúng đều nói rằng: “Vào thời kỳ lịch sử hiện nay, nhân loại sắp sửa phát sinh đại sự“.
Sự việc này đối với nhân loại là vô cùng trọng yếu. Đó chính là một quẻ Khảm (1 trong 8 quẻ bát quái, đại diện cho thảm họa) báo hiệu sẽ có rất nhiều tai nạn, thống khổ, đồng thời sẽ có Thánh nhân hạ thế thuyết Pháp cứu độ chúng sinh. Đến thời điểm quẻ Khảm này sẽ có rất nhiều người gặp phải nạn diệt vong, còn những người vượt qua quẻ Khảm sẽ được phép tiến nhập vào một thế giới mới vô cùng tươi đẹp.
Dự ngôn trong quẻ Khảm cuối cùng này, cảnh báo điểm mấu chốt nhất cho nhân loại:
“Đối với con người mà nói, trong quá khứ dù xấu dù tốt, dù nghèo khổ hay giàu sang chúng đều là một loại trạng thái sinh hoạt, tất cả đều như nhau, đều không phải là điều kiện quyết định kết quả. Mà quẻ Khảm này mới là kết quả, là kết quả của sinh mệnh. Sinh mệnh của con người là thứ quý giá nhất, vậy nên con người có thể vượt qua được quẻ Khảm này hay không chính là mục đích chân chính của những lời tiên tri“.
Quẻ Khảm này là nói về đào thải, chứ không phải hủy diệt, cho nên nó giống như một sự chọn lựa, cho mỗi người có một cơ hội được chọn lựa. Mỗi người trong thời khắc quan trọng này đều tự đặt một vị trí cho mình; có người tin tưởng, có người chết lặng, có người sợ hãi, cũng có người hung hăng phản đối…, “biểu hiện” của bản thân mỗi cá nhân chính là một loại lựa chọn.
Vì không để con người mất phương hướng mà lựa chọn sai lầm, lời tiên tri cũng nhắc nhở con người rằng sẽ có vị Thánh nhân xuất hiện, và Ngài sẽ truyền cho con người phương cách vượt qua đại họa này.
Nhưng chúng ta chưa từng gặp qua vị Thánh nhân này, đương nhiên Ngài cũng sẽ không nói cho bạn biết Ngài là ai. Vì vậy trong lời tiên tri đã nhắc nhở con người thế gian cách nhận biết Ngài ra sao?
Năm xưa, chúa Giê-su giáng sinh ra tại một chuồng ngựa, sau bị người ta đuổi giết. Ngài khuyên người ta làm việc thiện nhưng lại bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Khổng Tử ba tuổi đã mất cha, ông dạy bảo con người điều nhân nghĩa, lại phải chu du đến liệt quốc, chịu cảnh khổ cực khi đến đất Trần Thái. Thích Ca Mâu Ni tự mình dẫn đệ tử đi xin ăn, cũng bị ngoại đạo chửi bới. Lão Tử lưu lại Ngũ Thiên Ngôn “Đạo Đức Kinh” rồi phải vội vàng rời đi.
Trong lịch sử, các bậc đại thánh đại giác, đều là dùng thân phận người bình thường mà giáng lâm nhân gian, họ vì độ hóa chúng sinh mà phải chịu bao khổ cực.
Trong những lời tiên tri cũng có ám chỉ, đặc biệt là Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn có ghi rõ rằng:
“Bậc giác giả tương lai hạ phàm, không sinh trong nhà quan viên, không tại hoàng cung thái tử, không trong chùa hay đạo quán, mà tại vùng quê mùa đồng nội, ở nơi vùng Đông Bắc”.
Tức không phải vương công đại thần, cũng không phải người đứng đầu tôn giáo, mà là sinh ra ở một gia đình bình dân, tựa giống như chúa Giê-su, là con của một người thợ mộc.
Chúng ta không thể sáng tạo lịch sử, nhưng lịch sử hình thành chính là để nhắc nhở chúng ta điều gì đó, để cho chúng ta có thể tìm được đáp án. Vậy nên Thánh nhân sẽ tựa như chúa Giê-su, giảng ra rất nhiều đạo lý khiến con người tín phục, từ đó có rất nhiều đệ tử. Cũng có thể vì vậy mà gặp rất nhiều phỉ báng, chịu dày vò vô cùng thống khổ.
Vậy nên Thánh nhân không phải là nhân vật anh hùng điển hình như chúng ta tưởng tượng, nếu có cũng chỉ là do yêu ma hóa thành. Như vậy làm thế nào để phân biệt? Thánh nhân lấy đạo lý để tín phục người khác, chứ không phải dùng vẻ ngoài và lời nói sáo rỗng mà tín phục con người.
Thứ tiêu chuẩn phân biệt duy nhất chính là đạo lý mà Ngài thuyết giảng có thật hay không, có phải là chính lý hay không? Có phải là hoàn toàn vô vi vô tư hay không?
Trong cuốn “Các thế kỷ” và “Thôi bối đồ” cũng có tiên đoán rất rõ ràng, chi tiết cụ thể, chúng ta cũng có thể dựa vào rất nhiều câu chuyện lịch sử thời xưa mà nhận được một ít nhắc nhở.
Bạn đã biết Noah chế tạo một con thuyền rất lớn trước khi đại hồng thủy xảy đến để cứu người, người khác lại bảo ông bị điên. Tế Công vì muốn cứu sống một gia đình mà phải nghĩ cách cướp cô dâu, người ta lại coi là làm việc xấu. Còn trong Phật giáo có câu chuyện của Hồng Nhãn Thạch sư.
Nói cách khác, thời điểm phát sinh đại kiếp, khi cứu người có thể không phù hợp với quan niệm tư tưởng và nhận thức của người được cứu, thậm chí còn đi ngược lại với quan niệm tư tưởng của họ. Nhưng dù cho bạn nhận thức thế nào, tất cả cũng chỉ vì để bạn vượt qua tai nạn một cách bình an vô sự.
Có lẽ bạn ngay lúc vô tình mà nghe được, chứng kiến hoặc có ai đó nói cho bạn biết cách vượt qua đại nạn, tư tưởng quan niệm của bạn sẽ nhận phải xung kích. Không tin, hay là xì mũi coi thường, đây cũng chính là lựa chọn.
Có một điểm cần phải nói minh xác, nếu có người nói rằng bạn phải bỏ tiền hoặc vật chất thì mới được bảo vệ, thì thực chất đó chỉ là giả dối. Còn là lời của Thần Phật, là lời của Thánh nhân, điều họ muốn ở bạn chỉ là một chữ “Tin” mà thôi.
Hiện tại nhiều người cho rằng lời tiên tri rất không chính xác, có thể đó là do việc giải thích sai ý nghĩa của một số lời tiên tri; một nguyên nhân khác, đó là do họ không chịu “tin”, không chịu thừa nhận, họ không muốn xảy ra bất cứ sự tình gì.
Vậy nên trong “Thôi bối đồ” có nói:
“Thời niên nhân nhân giai tri tam tự, bất dĩ vi nhiên, thanh ảnh tề mạ, thần khấp quỷ khốc, chúng bất tri nhược hà, nhất tha, nhị tha, tam đẳng, chúng sinh bất tỉnh”.
Vào năm mọi người đều biết ba chữ, nhưng lại không cho là đúng, còn dùng âm thanh để mắng chửi, thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không biết thế nào, một kéo, hai kéo, ba đợi, chúng sinh không tỉnh.
Dự ngôn vẫn trải qua mấy nghìn năm hình thành, mặc cho thế nhân tin hay không tin, vẫn đều triển hiện ra điều thần kì cho thế nhân. Điều này chính là cấp cho con người thế gian có một một cơ hội để chọn lựa.
Có rất nhiều người nói: “tin thì có, không tin thì sẽ không có”. Giải thích như vậy hoàn toàn không có cơ sở, có hay không có, làm sao lại phụ thuộc vào con người tin hay không tin được? Bạn tin hay không tin thì đại nạn cũng sẽ phát sinh, không phải vì ý chí của bạn mà thay đổi được. Tin hay không tin vẻn vẹn chỉ là thái độ của bạn mà thôi.
Kỳ thực, cẩn thận suy nghĩ một chút, có lẽ điều bạn làm chỉ là bày tỏ “thái độ” của mình, nhưng điều thu hoạch được lại là thứ rất trân quý nhất – ấy chính là sinh mệnh của chính bạn.
Hồng Khang (Theo Sound of Hope)