Thông thường, các Phật tử thành kính rất phản đối việc các vật linh thiêng của tôn giáo bị khảo nghiệm. Vì vậy, phải đến năm 2014, chùa Phật Cung ở huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây mới gửi xá lợi răng Phật Thích Ca Mâu Ni được cất giữ đến Chi nhánh Hồng Kông của Hiệp hội Đá quý AGS ở Antwerp, Bỉ để kiểm tra. Sau nhiều thử nghiệm và phân tích dữ liệu của Tiến sĩ Cao Bân – người kiểm tra, đã thu được kết quả như sau:
Xá lợi Phật từ kết cấu không có bất kỳ dấu vết nhân tạo nào, như thế loại trừ được nghi vấn di vật này được làm giả. Trong di vật này, 99,97% là cacbon, 0,03% là lưu huỳnh, kẽm, silic, stronti, ăn khớp với thành phần của kim cương. Dưới áp lực nặng, di vật vẫn còn nguyên vẹn, cho thấy độ cứng không thua kém gì kim cương. Kim cương là vật chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên.
Các phân tử cacbon trong di vật xá lợi kiểm nghiệm được sắp xếp theo hệ thống lục giác đều nhau, điều này có nghĩa là gì? Hệ tinh thể ba nghiêng là thuỷ tinh, hệ tinh thể lập phương là kim cương và hệ tinh thể lục giác là thiên thạch. Nghĩa là độ cứng của xá lợi cao hơn kim cương rất nhiều, sánh ngang với thiên thạch. Thiên thạch không phải là vật chất trên Trái Đất này, nó là vật thể ngoài Trái Đất.
Sau đó, một khám phá thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn đã đến. Sau khi Tiến sĩ Cao Bân phóng đại xá lợi lên 1.000 lần bằng kính hiển vi điện tử, ông còn nhìn thấy hình ảnh của Đức Phật bên trong! Một trong những viên xá lợi thực sự cho thấy 5 bức tượng Phật đang ngồi! Điều này tương tự như ngũ phương Phật trong Phật giáo. Điều này quá phi thường!
Kết quả xét nghiệm này khiến chính Tiến sĩ Cao Bân phải ngạc nhiên và thốt lên: “Quá thần kỳ!” Ông khích động đến mức rơi nước mắt và không ngừng bái lạy trước xá lợi Phật.
Quả thật có rất nhiều điều từng bị coi là “mê tín” đã trở thành sự thật dưới sự xác minh của khoa học.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)