Vào những năm Chính Hòa thời Bắc Tống (1111-1118 SCN), Hoàng đế bấy giờ là Tống Huy Tông nâng đỡ Đạo giáo, chèn ép Phật giáo, bởi vậy Phổ Chiếu Tự, một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng trong thành Tứ Châu bị người ta chiếm cứ.
Phổ Chiếu Tự có một bức tượng Phật rất lớn, không chỉ hoa lệ hùng vĩ mà còn cực kỳ trang nghiêm tôn quý. Những kẻ chiếm cứ muốn hủy bức tượng Phật, nhưng lại sợ sự uy nghiêm của Thần Phật, nên họ tuyển mộ giá cao kẻ cả gan dám hủy bức tượng tôn Phật này.
Khi ấy một kẻ vô lại họ Triệu thèm muốn tiền thưởng nên đã tới nhận nhiệm vụ này. Hắn ta lại kiếm thêm mấy người cùng hắn cầm búa tới Phổ Chiếu Tự. Kẻ vô lại dẫn đầu đám người cầm búa tới đập bức tượng Phật, cuối cùng tượng Phật bị phá hoại hoàn toàn, đúng là, “huy hoàng trăm thước, bể nát một giờ”. Quần chúng đứng xem than thở không thôi, có người còn rơi nước mắt. Chưa đầy mười ngày sau, hai tay của kẻ vô lại họ Triệu bắt đầu thối rữa, không thuốc trị được, hơn nữa phạm vi càng ngày càng lớn, dần dần lan lên cánh tay, bả vai cho tới toàn thân trên dưới, khắp mình lở loét, đau đớn như nghìn vạn thanh đao cứa vào. Kêu khóc cả ngày, từ lúc bắt đầu thối rữa cho tới tận khi chết, khổ sở đủ một trăm ngày, người xem đều thấy rùng mình kinh hãi.
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Trong lịch sử tuy không ghi lại kết cục nhũng người cùng tham gia hủy hoại tượng Phật, nhưng có lẽ họ cũng khó thoát khỏi ác báo như kẻ vô lại kia. Ngay cả Hoàng đế Tống Huy Tông vốn hạ lệnh đè nén Phật giáo cuối cùng cũng bị nước Kim bắt làm tù binh, chịu đủ nỗi khuất nhục, chết trong thê thảm. Có thể thấy ác hữu ác báo, dẫu kẻ ác có địa vị cao đến đâu, cũng tất phải trả giá cho hành vi ác của mình.
Ngẫm chuyện xưa để xét việc nay. Hiện tại Pháp Luân Công là công pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, phổ truyền hơn 100 quốc gia khắp thế giới, được quần chúng tán dương là Phật Pháp thần thánh không gì sánh được. Tuy nhiên tại Trung Quốc, năm 1999 Giang Trạch Dân vì ganh tỵ Pháp Luân Công được quần chúng hoàn nghênh nên đã một mình lạm dụng quyền lực trong tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong bức hại thậm chí còn dùng các thủ đoạn tàn khốc như mổ cướp nội tạng sống. Hiện tại không chỉ Giang Trạch Dân bị kiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, mà những kẻ tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công như Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai, v.v. đều rơi vào vòng lao lý. Đạo lý ác hữu ác báo chính ứng vào bản thân họ, kết cục của họ cũng là cảnh cáo thế nhân. Nghìn vạn lần đừng để lợi ích, lừa dối mê hoặc mà tham gia bức hại Pháp Luân Công để rồi chịu quả báo.
(Nguồn tư liệu: “Di Kiên Tam Chí”)
Bình luận thêm:
Đặc điểm của văn hóa truyền thống là khuyến khích thiện lương, và xa rời cái ác. Văn hóa được biểu hiện qua các câu chuyện truyền miệng, hay sự kiện lịch sử. Mà mục đích chân thực của nó là truyền tải đi những giá trị nhân văn tốt đẹp, để người đời sau lấy lịch sử làm tấm gương mà soi xét chính mình. Giống như Trung Quốc, Việt Nam ta ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa của Phật giáo. Tiếc thay, Trung Quốc qua các cuộc vận động, và nhất là Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) chính quyền Trung Cộng đã cố tình làm hủy hoại tinh hoa văn hóa kế thừa từ Phật giáo, Nho giáo, và Lão giáo. Hiện nay, Trung Cộng lại đàn áp Pháp Luân Công một môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn khiến đạo đức xã hội xuống dốc nhanh chóng, mất đi đạo đức thay vào đó là lừa đảo, bạo lực và đấu tranh.
Ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường thì những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông để lại cũng dần bị mai một. Phục hồi lại nền văn hóa ấy thông qua các câu chuyện lịch sử, các điển cố điển tích cũng là cố gắng của blog Văn hóa Thần truyền để phục hồi lại những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Chúng ta có thể thông qua các câu chuyện này, ôn cổ minh kim, tìm được ý nghĩa chân chính và niềm vui trong cuộc sống. Hy vọng các bạn nào thấy blog có ích, hãy nhấn like để chia sẻ với bạn bè mình nhé.
(Phúc Long sưu tầm và bình luận)