Tinh Hoa

Hơn 800 giáo viên và học sinh luyện Pháp Luân Công ở Indonesia

Với những hiệu quả đem lại tích cực cả về thể chất và tinh thần, môn Pháp Luân Công đã được hơn 800 giáo viên và học sinh của một trường trung học ở Indonesia luyện tập.

2015-10-8-minghui-indonesia_batam-harmoni_smp_smk-falun_gong-01
Các em học sinh luyện bài Công Pháp thứ 3 của Pháp Luân Công. (Ảnh: Minh Huệ)

Những ảnh hưởng tích cực mà Pháp Luân Công mang lại cho công tác giáo dục ở trường học trên khắp thế giới đã được ghi nhận.

Chẳng hạn, ở Ấn Độ, đặc biệt là ở các khu vực phía Nam, gần 100 trường học đã mời các học viên Pháp Luân Công đến hướng dẫn cho hàng chục nghìn học sinh môn tu luyện Trung Quốc cổ xưa này.

Một bài báo trên tờ India News ra ngày 14/5/2005 đã đăng tải: “Hiệu trưởng Sri Baireshwara Vidyaniketan, Srinivaspura, ông Sriram Reddy đã khuyến khích môn tu luyện này trong trường của ông, ông nói rằng môn tu luyện này đã cải biến được các sinh viên trong trường.

2015-10-8-minghui-indonesia_batam-harmoni_smp_smk-falun_gong-02

Năm nay chúng tôi đã có 100% lớp đầu tiên đạt chuẩn trong các kỳ thi SSLC. Hiện nay các em học sinh đã tập trung học hơn”, ông nói. Ông Reddy, người đã dùng thuốc trị bệnh suyễn trong suốt 40 năm qua nay cũng tuyên bố đã được chữa khỏi bởi luyện Pháp Luân Công.

Bài báo đăng trên tờ Baltimore Sun ngày 9/7/2014 có tựa “Immigrants Turn to Falun Gong to Help Kids Behave” viết: “Những người nhập cư tìm đến Pháp Luân Công để dạy trẻ nhỏ cách cư xử. Lo ngại về bạo lực, tình dục bừa bãi và nghiện ngập trong văn hóa Mỹ, [các bậc cha mẹ] nhận thấy Pháp Luân Công là một cách để giữ cho những đứa con của họ sống ngay thẳng và chừng mực”.

2015-10-8-minghui-indonesia_batam-harmoni_smp_smk-falun_gong-03

Ở Indonesia, Pháp Luân Công không phải là điều xa lạ với các học sinh. Vào năm 2012, hơn 200 học sinh của các trường trung học nổi tiếng nhất ở Batam, Trường SMK Batam Bussiness, đã trải nghiệm trường năng lượng hòa ái và nhẹ nhàng mà các bài tập của Pháp Luân Công mang lại.

Bài công Pháp thứ 2. (Ảnh: Minh Huệ)
Bài công Pháp thứ 2. (Ảnh: Minh Huệ)
Bài công Pháp thứ 3. (Ảnh: Minh Huệ)
Bài công Pháp thứ 5. (Ảnh: Minh Huệ)

Hàng chục giáo viên, cùng với hơn 800 sinh viên của một trường trung học cơ sở công lập ở Tangerang, Indonesia đã học các bài công pháp của Pháp Luân Công vào buổi sáng ngày 13/9/2014. Hiệu trưởng của trường đã biết đến lợi ích của môn tu luyện này và đã mời các học viên địa phương đến để giới thiệu các bài công pháp tại trường.

Trước khi hướng dẫn các bài công pháp, một học viên Pháp Luân Công đã giới thiệu về môn tu luyện và ý nghĩa của các động tác, cùng với một vài học viên đã biểu diễn minh họa các bài công pháp. Người học viên nói rằng Pháp Luân Đại Pháp không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn giúp người ta tập trung tốt hơn và nội tâm sẽ trở nên bình hòa hơn.

Sau khi luyện các bài công pháp, mọi người đã đưa ra những câu hỏi và chia sẻ về những trải nghiệm của mình. Hiệu phó của trường đã nói rằng bà cảm thấy một năng lượng mạnh mẽ ở vùng bụng dưới của bà. Nhiều sinh viên nói rằng họ rất hứng khởi vì bây giờ họ đã biết cách luyện các bài công pháp.

Một giáo viên đã nói rằng bà ấy sẽ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và các bài công pháp cho chồng của bà, ông cũng đang là hiệu trưởng của một trường học khác.

Pháp Luân Công được giới thiệu ở Indonesia vào năm 1995, và nó đã nhanh chóng lan truyền ở quốc đảo này.

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Pháp Luân Công giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.

Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện Phật gia (không phải Phật giáo). Pháp Luân công không tôn giáo, không chính trị, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.

Pháp Luân Công đã được phổ truyền tạị hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.

Bài liên quan:

Theo Minhhue.net