Trong sách lịch sử, hay trong các câu chuyện cổ tích thường hay nhắc đến hình ảnh ngày xưa các học trò nghèo quyết tâm thi đậu Trạng nguyên. Vậy vào thời đó học trò phải học tập và thi cử như thế nào thì mới có thể đạt được danh hiệu Trạng nguyên?
Thi cử thời Minh chia làm 3 cấp, cấp thứ nhất là thi Viện, những người tham gia kỳ thi này được gọi chung là đồng sinh (học trò nhỏ), phạm vi thi cử là châu huyện (đơn vị hành chính thời xưa) thực tế đồng sinh không phải chỉ trẻ con, đồng sinh ngoài 70-80 tuổi cũng có.
Những người thi đậu cuộc thi được gọi rất quen thuộc với chúng ta là Tú tài.
Nếu như bạn lên tới Tú tài thì từ đó về sau bạn đã thoát khỏi thân phận bình dân, dù sao cũng là phần tử trí thức có thể được hưởng một chút đặc quyền, ví dụ như miễn trừ lao dịch một người, nhìn thấy quan huyện đại nhân có thể không cần phải quỳ xuống. Nhưng Tú tài cũng không phải quan, họ cách con đường làm quan còn xa lắm.
Sau khi đậu Tú tài, các học trò tiếp tục tham gia cuộc thi cấp thứ 2 gọi là thi Hương (quê hương), dù tên gọi như vậy nhưng nó không phải là cuộc thi nơi vùng quê, mà là cuộc thi cấp tỉnh.
Thi Hương 3 năm mới có một lần, thông thường là vào tháng 8, do trong tỉnh ra đề, hơn nữa có hạn chế số lượng tham gia. Người thi đậu cuộc thi Hương được gọi là cử nhân.
Cử nhân là người có tư cách làm quan. Sở dĩ nói là có tư cách là vì dù đạt được cấp bậc này nhưng không thể đảm bảo bạn nhất định được làm quan, cũng giống như người tốt nghiệp đại học hiện nay không đảm bảo là sẽ có việc làm.
Người đạt được hạng nhất trong cuộc thi này gọi là Giải nguyên. Đây là nguyên đầu tiên trong tam nguyên.
Ngày xưa hay có câu nói: “Đậu kỳ thi Hương rồi thì làm tốt bao phục, giấy bút…”. Ý nói chuẩn bị bao phục (bao vải đựng đồ của người xưa), giấy và bút mực để sang năm các sĩ tử phải đón nhận khảo nghiệm chính thức của đời người: “thi Hội“.
Chỉ có người đạt được Cử nhân mới có tư cách tham gia cuộc thi này, nói cách khác, đối thủ của bạn chính là những tinh anh ở các tỉnh khác, triều đình sẽ chọn ra 300 người (có thể có thay đổi) trong các cử nhân, nhưng phải chú ý, 300 người này cũng không phải là Tiến sĩ mà chúng ta thường nói đến, mới chỉ là “Cống sinh“, muốn trở thành tiến sĩ, bạn còn phải trải qua một cửa nữa.
Người đứng đầu trong cuộc thi hội gọi là hội nguyên, đây là nguyên thứ 2 trong tam nguyên.
Những tinh anh vượt qua cuộc thi hội sẽ đối mặt với khảo nghiệm cuối cùng là thi Đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), trong trường thi này, bọn họ sẽ diện kiến người đứng đầu đế quốc, phương thức cuộc thi là hoàng đế đưa ra câu hỏi cho thí sinh trả lời, nội dung chủ yếu là thi vấn đáp (về chính trị thời xưa).
Hoàng đế và đại thần dựa vào phần thể hiện của thí sinh để phân chia cấp bậc, tổng cộng có tam giáp, giáp thứ nhất chỉ có 3 người, gọi là đỗ đạt Tiến sĩ, theo thứ tự là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, đây là cách gọi mà mọi người chúng ta đều biết đến, giáp thứ 2 gồm một số người được ban thưởng xuất thân Tiến sĩ, giáp thứ 3 gồm một số người được ban thưởng xuất thân đồng Tiến sĩ.
Trạng nguyên chính là nguyên thứ 3 trong tam nguyên.
Mặc dù Trạng nguyên rất khó được, ba năm mới có một người, số lượng rất ít, nhưng dù sao vẫn là có, cho nên vinh dự cao nhất trong lòng người đọc sách cũng không phải là Trạng nguyên, mà là một danh hiệu khác, đạt được danh hiệu này đây mới là từng người đọc sách mong nhớ ngày đêm, người đạt được danh hiệu này sẽ trở thành truyền thuyết.
Đó chính là “Liên Trung Tam Nguyên” (cách gọi của người xưa với người liên tiếp giành được các chức Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên tại các cuộc thi Hương, thi Hội, thi Đình), nói rõ ra là cả 3 danh xưng Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên đều hội tụ trên một người.
Đây mới thực sự là việc có độ khó cao, nhất định phải đạt được hạng nhất trong tất cả các cuộc khảo thi tỉnh, rồi phải đứng đầu trong cuộc thi hội cả nước, cuối cùng cũng phải đứng nhất trong con mắt của hoàng đế tại cuộc thi Đình sau cùng.
Lịch sử Việt Nam chúng ta mọi người thường biết đến “Tam Nguyên Yên Đổ” Nguyễn Khuyến, ông là một học sĩ đã xuất sắc đạt được “Liên Trung Tam Nguyên“.
Iris, theo Bayvoice.net