Hòa Thân là một nhân vật đại quan tham nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc. Ở trong các ghi chép lịch sử cũng như các vai diễn trên truyền hình điện ảnh, cái nhìn của khán giả về Hòa Thân chỉ giới hạn trong “đại quan tham” của triều Mãn Thanh. Tuy nhiên, những khám phá dưới đây có thể sẽ thay đổi quan niệm của bạn.
Theo ghi chép, Hòa Thân tuy tham ô hối lộ đối với không biết bao nhiêu người, nhưng lại không tham hoa háo sắc, tuy trong nhà có thê thiếp nhưng lại một lòng chung tình với vợ cả. Hòa Thân đối với người vợ cả sao lại chung tình hết mực như vậy? Vì sao trong chính sử lại chưa từng ghi chép nhiều về Hòa Thân và người vợ này? Dưới đây là tiết lộ bí mật này.
Trong quá khứ, sau khi kết hôn thì người phụ nữ không còn có tên, vợ của Hòa Thân lúc còn ở nhà mẹ đẻ là họ Phùng, cho nên chúng ta cũng có thể gọi vợ của Hòa Thân là Phùng Thị. Phùng Thị là cháu gái của hình bộ thượng thư Anh Liêm, chính bà là người phát hiện ra tài năng của Hòa Thân, và cũng là người phụ nữ quan trọng nhất trong thế giới tình cảm của ông.
Có độc giả vừa đọc đến đây, liền sẽ có nghi vấn: Những người giống như Hòa Thân – đệ nhất đại quan Mãn Thanh, thì ít nhất … cũng phải có đến ba thê bốn thiếp, nhưng mỗi ngày vẫn còn tầm hoa vấn liễu, sống cuộc sống hoang dâm nhất mới phải. Thê tử Phùng Thị đối với Hòa Thân trên thực tế lại là tình yêu lớn nhất – là người phụ nữ quan trọng nhất? Có phải là tác giả nhầm lẫn hay không?
Tác giả thực sự không nói sai. Điều này sẽ khiến chúng ta thay đổi quan niệm về Hòa Thân.
Mặc dù, ông là đệ nhất đại quan Mãn Thanh, nhưng chính là khi trở về nhà, ông thực sự là hết mực chung tình với vợ của mình. Mặc dù, ông cũng có mấy tiểu thiếp, nhưng mà thứ nhất, những tiểu thiếp này đều là do vợ của ông đồng ý, có người còn là vợ của ông tự cưới cho ông; thứ hai, trong số những người phụ nữ bên cạnh ông, thì người vợ cả của ông luôn là … người phụ nữ quan trọng nhất trong lòng ông, không ai có thể thay thế.
Vì sao lại như vậy? Chúng ta còn cần tra lại từ đầu.
Tuy nhiên, trong chính sử lại không lưu lại ít nhiều ghi chép về Phùng Thị. Vì sao lại thế?
Nguyên nhân thật đơn giản, vợ của Hòa Thân không phải là một nhân vật anh hùng, nên trong chính sử đã không có ý tưởng lấy vợ của Hòa Thân viết thành truyện.
Làm người phụ nữ, có thể được kể đến trong sử sách, thông thường chỉ có thể trong 3 trường hợp sau:
Một là, con gái của hoàng đế. Trong 《Nhị thập tứ sử》đều là những câu chuyện được kể lại về Hoàng đế, nên đương nhiên con gái của Hoàng đế cũng được thơm lây mà được viết thêm vào. Thê tử của Hòa Thân là không phù hợp với yêu cầu này.
Hai là, vợ của Hoàng đế hoặc vợ của hoàng tử. Trong 《Nhị thập tứ sử》 cũng đều là những câu chuyện được viết lại về Hoàng đế, vậy nên thê thiếp của hoàng đế hoặc hoàng tử đương nhiên cũng vì thế mà được viết thêm vào trong sử sách. Thê tử của Hòa Thân cũng lại không phù hợp với yêu cầu này.
Ba là, người phụ nữ phải vô cùng phù hợp với tiêu chuẩn mà tư tưởng Nho giáo “Tam tòng tứ đức” được đề xướng thời Trung Quốc cổ đại. Đặc biệt là những người phụ nữ trinh tiết như là liệt nữ v.v.., chồng bị mất sớm, nhưng bản thân lại kiên trì thủ tiết làm quả phụ đằng đẵng suốt vài chục năm.
Thời xưa, đánh giá một người phụ nữ, thì tiêu chuẩn cơ bản nhất chính là “Phu tử tòng tử” trong “Tam tòng tứ đức”, cũng chính là cần thủ tiết vài chục năm, mới có thể được đưa vào trong chính sử 《Liệt Nữ truyện》. Hòa Thân mặc dù chết sớm, nhưng vợ của Hòa Thân cũng chết trước đó. Cho nên, thê tử của Hòa Thân càng không phù hợp với yêu cầu này.
Thê tử của Hòa Thân không phù hợp với những yêu cầu nêu trên, nên không được chú trọng miêu tả trong chính sử. Nếu trong chính sử không lưu cấp lại cho chúng ta ít nhiều ghi chép về Phùng Thị, chúng ta có thể từ một số dã sử và tư liệu lịch sử mà giải thích về mối quan hệ giữa Hòa Thân và thê tử của mình.
Và điều kỳ lạ là, trong các tư liệu lịch sử mà hiện nay chúng ta đang có về mối quan hệ giữa Hòa Thân và vợ, đều ghi chép lại rằng Hòa Thân thực sự rất quý trọng và chung tình với người vợ Phùng Thị của mình.
Trong những miêu tả về tình cảm giữa hai người, thì đặc biệt phải nói đến sự việc năm 1798, sau khi người vợ Phùng Thị của ông bị ốm chết.
Sau khi con gái nhỏ của Hòa Thân chết yểu, Phùng Thị cũng bị bệnh không dậy nổi, Hòa Thân vì thế mà vô cùng buồn phiền. Gia Khánh năm thứ 3 (năm 1798), Phùng Thị bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.
Hòa Thân liền ngay trong đêm thất tịch (ngày 7/7 âm lịch, ngày lễ ở phương Đông gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ) đã sắp đặt một buổi lễ cầu nguyện long trọng. Theo lệnh của ông, trong phủ được trang trí một khung cảnh lộng lẫy xa hoa, bài trí trên không trung hai hình người màu xanh “Ngưu Lang” và “Chức Nữ”, Hòa Thân và Phùng Thị đang bị bệnh cùng nhau thành tâm cầu nguyện.
Nhưng, cũng không mang lại kết quả tốt đẹp gì, Phùng Thị bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm, bà vẫn không ngừng ho, còn ho cả ra máu.
Đến tiết Trung Thu, ngày đoàn viên, tất cả mọi người trong phủ đều đến phòng bệnh mà thăm hỏi Phùng Thị. Phùng Thị vì thế mà cười nói vui vẻ, trên khuôn mặt thậm chí hiện lộ vẻ hồng hào xinh đẹp hiếm có. Hòa Thân vừa nhìn thấy tinh thần phu nhân tốt lên như vậy, liền ban thưởng lớn cho đám người hầu trong nhà, cho bọn họ một bữa ăn uống cơm thịt no say mà ngày thường khó được.
Nhưng mà vào đêm ngày hôm sau, Phùng Thị qua đời. Hòa Thân trong lúc đau buồn tuyệt vọng đã làm 6 bài thơ để bảy tỏ sự thương nhớ người vợ của mình đạo. Dưới đây là một trong số đó.
“Tu đoản các hữu kỳ, sinh tử đồng biệt ly.
Dương thử nhất bôi thổ, tuyền chỉ hội tương tùy.
Kim nhật ngã tiếu y, tha niên thùy tống ngã.
Thê lương thọ xuân lâu, chứng đắc niết quả”.
Hòa Thân qua vài bài thơ mộc mạc này, đã nói lên nỗi lòng mình, nói lên được tâm tình khắc khoải đau buồn dồn nén của ông.
Hòa Thân kính trọng Phùng Thị là có nguyên nhân
Một là, nhà mẹ đẻ Phùng Thị có ân tình với ông.
Hòa Thân biết rất rõ, tuy gia đình Phùng Thị phát hiện ra ông là “nhân tài”– nhưng lúc đó Hòa Thân vẫn là không một xu dính túi. Bởi vì trong hoàn cảnh khăn như vậy, mà nhà Phùng Thị vẫn quý trọng tài năng và giúp đỡ mình, lại còn đem con gái duy nhất Phùng Thị gả cho mình. Bản thân sở dĩ có ngày huy hoàng hôm nay, từ một góc độ nào đó mà nói, hoàn toàn là nhờ gia đình Phùng Thị. Chính là hôn nhân, gia đình, tài phú và hạnh phúc đều hội tụ hết thảy, đều là nhờ ơn gia đình Phùng Thị ban cho.
Cũng là bởi vì bản thân Hòa Thân đối với truyền thống Nho gia Trung Quốc thì rất tinh thông, cho nên ông mới càng thêm hiểu được cái gì là tri ân đồ báo (có ơn tất có báo). Tri ân đồ báo này là hành vi có khuôn phép và yêu cầu đạo đức cơ bản nhất. Bản thân mình không làm được … sẽ làm thất vọng gia đình Phùng Thị và Phùng Thị. Nếu không làm được, ông sẽ bị mọi người dân Trung Quốc cười chê. Nếu như vậy, chính mình tạo nghiệp, mà toàn bộ tiền đồ cũng đều hóa thành tro bụi.
Hai là, Phùng Thị đã bao năm quan tâm chăm sóc ông chu đáo hết mực.
Hòa Thân từ nhỏ cha mẹ đã chết sớm, ở trong nhà, ông thiếu thốn tình cảm; ở bên ngoài, ông nếm đủ mọi ngọt bùi cay đắng của nhân gian. Khi Phùng Thị đến, mới khiến ông cảm giác được tình cảm ấm áp của gia đình; từ khi có thê tử Phùng Thị, mới khiến cho ông cảm giác được trách nhiệm của mình; thê tử Phùng Thị đã sinh dưỡng con cái cho ông, mới khiến cho ông cởi bỏ được nỗi xấu hổ “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu có ba, không con nối dõi là tội lớn nhất); là thê tử Phùng Thị đã sinh dưỡng con cái cho ông, mới khiến ông cảm nhận được niềm hạnh phúc đầy đủ của “Thiên luân chi nhạc” (Hạnh phúc gia đình).
Không chỉ như thế, Phùng Thị chẳng những mọi thời khắc lúc nào cũng quan tâm đến sức khỏe của ông, hơn nữa còn chủ động nạp thêm thê thiếp cho ông.
Ba là, Hòa Thân khi ở nhà cùng Phùng Thị lại có tính cách khác.
Nhĩ ngu ngã trá (lừa bịp, tráo trở để thủ lợi) đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của Hòa Thân. Nhưng mà toàn bộ việc nhĩ ngu ngã trá này, cũng không hẳn là chính bản thân ông chủ động muốn làm. Ở bên ngoài, vì bất đắc dĩ mà ngụy trang như vậy. Còn ở trong nhà, bản thân ông lại bình thản, thảnh thơi! Mà chỉ có ở trước mặt Phùng Thị, ông mới có thể được như vậy.
Nguyên do từ những điều kể trên, Hòa Thân – một đại quan tham xưa nay trong tiềm thức của chúng ta, lại là người hết mực kính trọng người vợ Phùng Thị của mình đến vậy!
Bảo An, dịch từ history.bayvoice.net