Từ một giấc mộng kỳ lạ, vị quan phụ trách phá án đã có thể tìm ra hung thủ hại chết người. Đây quả là một câu chuyện ly kỳ trong lịch sử, cũng khiến người ta phải tỉnh ngộ trước luật nhân quả.
Trần Kỳ (1426 – ?), tự là Mộng Tường. Trong năm Minh Anh Tông Thiên Thuận (1457-1464), Trần Kỳ thi Đình đỗ tiến sĩ đệ tam giáp, triều đình phái ông đảm nhận chức Giang Tây thiêm sự. Vào thời Minh, Đề hình án sát sử là trưởng quan tư pháp quản lý giám sát một tỉnh, Thiêm sự là quan án sát, tương đương với phó chức hoặc là trợ lý. Thiêm, có nghĩa là hỗ trợ.
>>> Chuyện thần kỳ của một người con có hiếu, một vị quan thương dân
Lúc Trần Kỳ mới tới Giang Tây, mơ thấy một con hổ trên thân có ba mũi tên, chạy thẳng xuống thuyền của mình. Trần Kỳ sau khi tỉnh lại, cảm thấy cảnh trong mơ rất kỳ quái, nhưng không biết điều đó có ý nghĩa gì.
Lúc ấy Cát An xảy ra một vụ án mạng, một người con gái bị cáo buộc mưu sát chồng. Trần Kỳ nhận thẩm tra xử lý bản án này, phát hiện thấy vài điểm đáng ngờ.
Cô gái này cùng Tường Sinh có hôn ước, trước khi hai người kết hôn, bởi vì Tường Sinh gia cảnh nghèo khó, người bên nhà gái thường tiếp tế cho anh ta, Tường Sinh vì vậy cũng rất cảm kích người nhà cô gái, cũng đem những chuyện này kể cho bạn thân là Chu Bưu.
Chu Bưu gia cảnh giàu có, nghe nói cô gái này xinh đẹp như hoa, cho nên muốn cầu hôn nàng, nhưng mãi vẫn không thành công.
Lúc Tường Sinh đón dâu, Chu Bưu với tư cách phù rể cũng đi theo. Không ngờ, trên đường đón dâu gặp cường đạo, Tường Sinh bị sát hại. Vốn là chuyện vui, lại trở thành tang sự.
Cha của Tường Sinh nghi ngờ nhà gái ghét bỏ bên chồng nghèo khó, cho nên phái người giữa đường chặn giết con mình, để có thể gả con gái cho người khác. Thế là cha của Tường Sinh viết đơn kiện nhà gái lên quan phủ.
Quan phủ được báo án, quan thẩm vấn cho rằng cô gái mưu sát chồng. Trần Kỳ gọi cha của Tường Sinh đến hỏi thăm chi tiết, nhưng ông ta chỉ nói: “Cô ta cấu kết với người khác”. Nhưng cụ thể cấu kết với ai, người kia tên gì, ông ta lại không nói.
Trần Kỳ gọi bà mụ kiểm tra cô gái kia, phát hiện nàng vẫn còn là trinh nữ, mới hỏi cha của Tường Sinh: “Con của ông thân thiết với ai nhất?”. Cha của Tường Sinh nói: “Chu Bưu”.
Cái tên tức thì kích động trí nhớ của Trần Kỳ, nhớ tới lúc mới tới Giang Tây nằm mộng: “Con hổ trên người mang theo ba mũi tên, leo lên thuyền của ta, chẳng lẽ lại ám chỉ Chu Bưu? Huống hồ Chu Bưu đón dâu cùng Tường Sinh, giấc mơ đó có thể là chỉ chuyện này”. (Bưu: Tiếng Hán có nghĩa là con hổ con)
Qua vài ngày sau, Trần Kỳ nghĩ ra một cách, ông đưa ra thông báo muốn tuyển chọn người tài có học vấn ở Cát An để biên soạn tài liệu trong quận, cũng viết tên mời Chu Bưu.
Sau khi đợi mọi người đến đông đủ, Trần Kỳ mở yến tiệc chiêu đãi bọn họ. Tiệc rượu đến được một nửa, Trần Kỳ cho gọi Chu Bưu ra sau sảnh, hơn nữa còn cho người hầu xung quanh lui xuống.
Trần Kỳ nắm tay Chu Bưu thở dài nói: “Ngươi có biết là, có người nói ngươi giết Tường Sinh, muốn lấy vợ của hắn. Ta tiếc ngươi có tài có học, nếu như quan phủ một khi định án, sẽ rất khó lật lại bản án. Ngươi nên bẩm báo chi tiết, ta sẽ nghĩ biện pháp cứu ngươi”.
Chu Bưu nghe xong, kinh hãi khiếp sợ, lập tức quỳ trên mặt đất, kể lại toàn bộ sự tình cho Trần Kỳ. Hóa ra trên đường đón dâu, là Chu Bưu phái người nửa đường mưu sát Tường Sinh, nhằm muốn có được cô gái kia.
Trần Kỳ ghi chép lại lời khai của Chu Bưu, đồng thời âm thầm phái người đi bắt đồng bọn của hắn. Thẩm vấn một lần xong liền nhanh chóng phá án, định án, cô gái kia cũng thoát được tội danh mưu sát chồng.
(Dựa theo “Trí Mang – Sát Trí”, cuốn chín)
>>> Tiếng sét thần kỳ đánh chết kẻ ác, người tốt sống lại
>>> Ác giả tự có ác báo, trời cao có mắt không để ai chạy thoát bao giờ
Tuệ Tâm, theo NTDTV