Sinh thời, Gia Cát Lượng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ngày nay người ta thường cho rằng câu này ý muốn nói, khi làm việc gì thì nên cố gắng hết sức mà làm, cuối cùng không thành công thì đó là do Thiên ý, nhưng kỳ thực đằng sau câu nói này là một nội hàm thâm sâu khác.
Đường Túc Tông được Thần bảo hộ, nồi thuốc phá thai 3 lần bị đổ
Vào thời nhà Đường có một câu chuyện như thế này, khi Đường Huyền Tông còn là Thái Tử, Thái Bình công chúa vì sinh lòng đố kỵ nên đã cử người giám sát nhất cử nhất động của ông. Chỉ cần phát hiện ông có chút sai sót nào, thì sẽ lập tức đem chuyện bẩm tấu lên Hoàng thượng. Từ đó người trong hậu cung và người bên cạnh ông dần dần ôm giữ hai chủng thái độ. Nhưng do thế lực của Thái Bình công chúa lớn mạnh, nên cuối cùng tất cả mọi người trong triều đều theo phe cánh của cô.
Khi ấy, trong Đông cung của Thái tử có rất nhiều phi tần là tai mắt của Thái Bình trưởng công chúa cài vào, để giám sát hành động của Thái tử. Không lâu sau khi nhập Đông cung, một phi tần của thái từ là Dương Lương viên (sau này là Nguyên Hiến hoàng hậu) có thai. Thái tử sợ uy thế của công chúa nên muốn phá bỏ cái thai. Ngay lúc đó, một người hầu đã tiến cử thân nhân của mình tên là Trương Duyệt đến cung Thái tử. Đường Huyền Tông chẳng e ngại đã kể cho Trương Duyệt nghe về ý định của ông. Hiểu rõ sự tình, Trương Duyệt hứa sẽ giúp đỡ.
Mấy ngày sau, Trương Duyệt lén lút ghé vào thư phòng của Huyền Tông, âm thầm lấy từ trong áo ra ba thang thuốc phá thai đưa cho Huyền Tông. Huyền Tông mừng rỡ, liền lệnh cho tất cả những người hậu cận xung quanh đi ra khỏi phòng, rồi một mình tự tay sắc thuốc.
Khi siêu thuốc còn chưa sắc xong, thì ông thấy trong người có chút mệt mỏi nên chợp mắt nghỉ một lát. Trong lúc mơ màng, ông cảm nhận dường như có một vị Thần tiên đứng ngay bên cạnh mình. Ông vừa ngẩng đầu lên, quả đúng nhìn thấy trước mặt xuất hiện một vị Thần Tiên cao lớn hơn một trượng, mang theo một chú tuấn mã trên thân trang trí đầy ngọc ngà châu báu trông thật lộng lẫy. Vị Thần tiên này mặc áo giáp vàng, trên tay cầm một chiếc thương dài, đi quanh siêu thuốc 3 vòng rồi lập tức hất đổ cả nồi thuốc.
Huyền Tông vội vàng tỉnh dậy xem xét, thì quả đúng là trong siêu chẳng còn chút nước thuốc nào. Cảm thấy quá lạ kỳ, nhưng rồi cũng chẳng để tâm, ông lại tiếp tục bắt bếp sắc lại thang thuốc mới. Trong khi đợi thuốc nấu xong, ông lại lên giường nằm nghỉ. Một lúc sau ông lại thấy vị Thần Tiên lúc trước lại xuất hiện và đánh đổ siêu thuốc. Đường Huyền Tông cứ sắc đi sắc lại như thế tổng cộng 3 lần nhưng đều bị đánh đổ hết. Không còn thang thuốc nào sắc nữa, ông buộc phải dừng lại.
Hai hôm sau, Trương Duyệt đến thăm, Huyền Tông bèn đem sự việc kỳ lạ này kể cho Trương Duyệt nghe. Nghe xong, dường như hiểu rõ ngọn nguồn, Trương Duyệt liền lùi xuống vài bước, vừa kính cẩn quỳ xuống bái lạy Huyền Tông vừa chúc mừng: “Đây quả đúng là ý Trời. Thai nhi này không thể phá bỏ được.”
Sau sự việc này, Nguyên Hiến hoàng hậu liền thèm ăn những món đồ chua, Huyền Tông lại đem điều này kể cho Trương Duyệt. Trương Duyệt đã hết lòng đem thuốc thang tới phụng dưỡng cho hoàng hậu. Sau đó hoàng hậu hạ sinh con trai, là người sau này kế vị Huyền Tông, lấy niên hiệu Túc Tông.
Hàm ý chân thực của câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”
Gia Cát Lượng là quân sư túc trí đa mưu, liệu sự như Thần, cho nên lời ông nói gần với Đạo và mang nội hàm rất thâm sâu. Ngày nay, nhiều người lý giải câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” là con người nên cố gắng hết sức mà làm việc, cuối cùng không thành công thì đó là do Thiên ý. Như vậy cũng không có gì phải hối hận, bởi bản thân đã cố gắng nỗ lực hết sức rồi. Thật ra cách lý giải này là hoàn toàn sai lầm.
Kỳ thực, điều Gia Cát Lượng muốn nói với thế nhân chính là, quyết định thành bại của sự việc đều là do ý Trời. Vậy muốn thành công cần phải phù hợp với Thiên ý. Cũng chính là muốn nói Thuận Thiên ý mà hành sự mới có thể thành công.
Bởi có Thần linh bảo hộ, Túc Tông đã được trông nom ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hỏi ai có thể hãm hại được ông? Cũng may, Huyền Tông có thể kịp thời tỉnh ngộ nên đã không gây ra họa lớn. Ngay cả Huyền Tông còn không làm tổn hại được Túc Tông, thì Thái Bình công chúa nếu muốn giết hại ông tất nhiên cũng sẽ gặp thất bại. Kẻ làm trái ý Trời chắc chắn sẽ bị Thượng Thiên trừng phạt.
Con người là một phần trong thiên nhiên rộng lớn, vậy tất nhiên phải tuân theo quy luật tự nhiên. Ngày nay, con người vì để thu được càng nhiều của cải vật chất hơn mà phá hủy môi trường sống tự nhiên, tranh giành lợi ích, như thế là đang làm nghịch với ý trời, kết quả chắc chắn là tai họa.
Nhưng vì com người có quá nhiều dục vọng, nên đã đánh mất đi phương hướng của bản thân mình. Cưỡng cầu mà không đúng, tất nhiên sẽ gặp phải ngăn trở và thất bại. Lịch sử phát triển của nhân loại là do Thần an bài, trong cuộc sống bất luận là việc gì cũng đều có tồn tại Thiên ý.
Lão Tử giảng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo Thuận theo tự nhiên”. Trong kiếp nhân sinh, quan trọng không phải ở năng lực mà chính là ở nhân phẩm. Đạo đức của bạn có đủ hay không. Do đó mọi sự hãy để thuận theo tự nhiên. Chỉ cần con người nhất tâm hướng thiện, trời cao tất sẽ có an bài.
Theo Chánh Kiến