Trong nền văn minh hay văn hóa tiền sử của các quốc gia trên thế giới, các nhà khảo cổ đều phát hiện sự tồn tại của đồ hình chữ Vạn “卍” và Thái cực trên các khí cụ được khai quật. Phải chăng hai biểu tượng này là dấu hiệu cho thấy Thần từng đến thế gian?
Hai đồ hình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân loại: Thái cực và chữ Vạn
Nếu như bạn đã quen thuộc với nguồn gốc của các dân tộc trên thế giới, sẽ không khó để nhận ra rằng sự khởi nguồn của hầu hết mọi dân tộc đều đi kèm với thần thoại, và hầu như đều cùng một khuôn mẫu: Thần tiên giáng thế, tận tay dạy cho con người ngôn ngữ, văn hóa tín ngưỡng, kỹ năng,… Cũng có thể nói, trong ký ức của con người, các vị Thần khác nhau cai quản những chủng tộc người khác nhau trên Trái Đất.
Nhìn lại thế giới của phương Đông và phương Tây, tìm về cội nguồn của nền văn minh, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, dù ngôn ngữ khác biệt hay vị trí địa lý cách xa nhau như thế nào, bất kể các quốc gia bị phân cách bởi đại dương hay sa mạc, giới khảo cổ học đều phát hiện ra rằng trong nền văn minh hay văn hóa tiền sử của các quốc gia trên thế giới đều xuất hiện đồ hình chữ Vạn “卍” và Thái cực trên các khí cụ được khai quật.
Vì sao hai biểu tượng độc đáo này lại có sự ảnh hưởng sâu sắc trên thế giới? Có một cách giải thích rằng đây là “Thái cực đồ” và biểu tượng chữ Vạn mang giá trị phổ quát đối với toàn nhân loại. Cũng có thể nói rằng hai biểu tượng này là dấu hiệu cho thấy Thần đã từng đến thế gian.
Phù hiệu chữ Vạn tượng trưng cho nhà Phật, được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, và thường thấy trên các tượng Phật và trong các tu viện, chùa chiền. Tuy nhiên, ngành khảo cổ đã phát hiện ra rằng chữ Vạn này cũng từng xuất hiện trong văn hóa thời tiền sử của Trung Quốc. Thái cực thường được coi là biểu tượng của Đạo gia, có nguồn gốc từ Trung Hoa – mảnh đất Thần Châu.
Khảo cổ học hiện đại phát hiện ra sự phân bố của chữ Vạn “卍”
Chúng ta đã biết đại khái về các khu vực bắt nguồn của hai biểu tượng này, bây giờ hãy xem tiếp những thành tựu mà các nhà khảo cổ hiện đại tìm thấy về hai đồ hình này.
Nhiều người hiện đại nghĩ rằng biểu tượng chữ “卍” là một ký hiệu chuyên dụng của Phật gia, người Ấn Độ gọi là Swastika, còn người Trung Quốc đọc nó là Vạn. Tại rất nhiều di chỉ trên thế giới đều có dấu ấn của chữ Vạn, như ở Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ả Rập, Nga, Scotland, Ireland, đặc biệt trong nền văn minh cổ xưa của người Crete, nền văn hóa Maya, và thậm chí cả nền văn hóa Kitô giáo và đế quốc Đông La Mã (Byzantine).
Chữ Vạn được phát hiện tại xã hội phương Tây thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực: trong kiến trúc các nhà thờ Thiên chúa giáo, trên áo choàng các bức tượng của Chúa Kitô; trên tiền giấy của Nga thế kỷ 19; trên áo của thần Zeus Hy Lạp. Trong thời La Mã cổ, chữ Vạn xuất hiện trên đền thờ. Tại Israel, chữ “卍” cũng được tìm thấy trong các nhà nguyện cổ; trong văn hóa thời tiền sử Ukraine, chữ Vạn cũng từng xuất hiện trong nền văn minh Tripoli, và thậm chí ở châu Phi xa xôi cũng tìm được dấu vết của chữ Vạn.
Biểu tượng này được sử dụng rộng rãi như vậy chắc chắn phải có một ý nghĩa sâu sắc. Cộng đồng quốc tế coi biểu tượng chữ Vạn là một loại văn hóa chung toàn cầu, cũng có nghĩa là, chữ Vạn có giá trị phổ quát trên toàn thế giới.
Một số người nói rằng trong đạo Phật, chữ “卍” tượng trưng cho sự may mắn, như ý và thiện đức trường tồn. Ở Tây Tạng, người ta tin rằng chữ “卍” tượng trưng cho ánh sáng vĩnh hằng, sinh mệnh giống như kim cương sẽ mãi vững bền không hư hỏng. Một số học giả cũng cho rằng chữ “卍” tượng trưng cho lòng từ bi và trí hệu của Đức Phật, thông qua việc nhận thức được bản thân, đạt tới cảnh giới khai công khai ngộ; cũng có người cho rằng chữ Vạn tượng trưng cho sự hài hòa của vũ trụ, sự cân bằng của lưỡng cực.
Từ những hiện vật khai quật được đã tìm thấy chữ Vạn được vẽ trên vật dụng ăn uống, thêu trên trang phục hoặc khắc trên đồ trang sức. Hình dạng của chữ Vạn có thể là thẳng đứng, tức là bốn góc vuông đều; cũng có thể dưới dạng hình tròn, tức là bốn góc được vẽ thành đường cong mềm mại.
Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố của đồ hình Thái cực
Đa số chúng ta đều biết Thái cực là biểu tượng của Đạo gia. Hình dạng của Thái cực được biết đến rộng rãi chính là giống như hai con cá âm dương vây lại với nhau. Cá trắng thể hiện cho dương, cá đen thể hiện cho âm. Trong con cá trắng có một mắt màu đen, trong con cá đen có một mắt màu trắng, điều đó để thể hiện rằng trong dương có âm và trong âm có dương. Vạn vật đều có âm và dương, âm dương cân bằng thì mới có thể sản sinh ra tất cả mọi thứ. Vì toàn bộ vũ trụ luôn luôn chuyển động, cho nên Thái cực cũng luôn chuyển động không ngừng.
Theo quan điểm Dịch học, thì sự vận động sinh ra dương khí, và khi nó chuyển động đến một mức độ nhất định, thì sẽ xuất hiện sự tĩnh lặng tương đối, và tĩnh có thể sinh ra âm khí. Lấy khí âm dương của tĩnh và động làm gốc, từ đó tạo ra năng lượng liên tục và có thể chuyển động vô hạn.
Thuyết âm dương trong Đạo gia đã mở ra rất nhiều học thuật, như Ngũ hành, Bát quái, phong thủy và tinh tượng… Thuyết âm dương được áp dụng trong y học, có nói đến lý luận điều hòa âm dương; Áp dụng trong thiên văn thì có các thuật xem lịch, bói toán, xem quẻ tinh tượng, phong thủy, nghiên cứu và hiểu được các quy tắc vận hành của Mặt Trời và trăng sao; Áp dụng trong nhân luận, thì có tôn ti trên dưới, đạo vợ chồng, và thế giới âm dương khác nhau. Học thuyết âm dương còn cho rằng bên trái là dương và bên phải là âm, do đó Trung Quốc có cách nói nam tả nữ hữu.
Dấu hiệu Thái cực thường xuất hiện trên áo choàng của các vị tu sĩ, trung y, các môn khí công, các cột trụ trong đại điện miếu Khổng Tử, đài vọng cảnh Lão Tử, Bạch Vân Quan, và trên các lá cờ quốc gia như Hàn Quốc, Mông Cổ, trên huy hiệu không quân Angola, huy chương Danh dự Bohr…
Vào thế kỷ thứ 5 TCN, các đồ hình tương tự như Thái cực của Đạo gia đã được tìm thấy trong nghệ thuật Celtic. Trong huy hiệu quân phục của Đế chế La Mã, cũng từng tìm thấy một đồ hình hầu như trùng khớp với hình Thái cực, chỉ có khác về màu sắc. Trong văn hóa thời tiền sử của nền văn hóa Tripoli được phát hiện ở Đông Âu, Ukraine, cũng tìm được một số lượng lớn đồ hình Thái cực, hầu như hoàn toàn giống với hình Thái cực của Trung Quốc.
Thần có thực sự tồn tại?
Các tín đồ Cơ Đốc giáo chắc rằng đã từng đọc trong “Kinh Thánh” viết rằng vào ngày tận thế, Chúa sẽ lại đến để cứu vớt nhân loại.
Ngày tận thế là gì? Đức Phật Thích Ca đã nói rằng, đến một thời kỳ nhất định, con cháu của Ma vương sẽ chuyển thế trở thành ni cô và hòa thượng, khoác lên áo cà sa, trà trộn vào chùa chiền để gây loạn Phật môn. Từ những vụ hỗn loạn trong tôn giáo được truyền thông đưa tin, như vụ án cha sứ xâm hại gây sốc cho thế giới, sự dâm loạn của các tu sĩ Phật giáo, hay những hành vi tham lam vơ vét tiền bạc của tăng nhân,… có thể kết luận rằng chúng ta chính là đang ở thời kì mạt pháp.
Thời kì mạt pháp, xuất hiện cùng lúc rất nhiều sự hỗn loạn, cả thế giới đang chờ đợi Thần giáng thế. Nhưng liệu rằng Thần có tồn tại?
Một phóng viên từng đến phỏng vấn Einstein, và hỏi quan điểm của ông về sự tồn tại của Thần. Einstein nhìn vào những viên kẹo, bánh quy và ly cà phê trên bàn, rồi nói với người phóng viên rằng những thứ nhỏ bé này được đặt trên bàn, vẫn cần một loại sức mạnh để an bài. Có vô số hành tinh trong vũ trụ, mỗi hành tinh vận hành theo một quỹ đạo nhất định, nó có thể đi theo một trật tự lớn đến như vậy đều là do sức mạnh của Thần! Tri thức của nhà khoa học hàng đầu thế giới này đã mang lại cho mọi người một góc nhìn rộng mở.
Hiện tại, các nhà thiên văn học đã chụp được bức ảnh vụ nổ của các tinh cầu, điều đó cho thấy vũ trụ này của chúng ta đang trải qua những thay đổi cực lớn, một số hành tinh đã bị hủy diệt, một số hành tinh được tái sinh trong vũ trụ, và còn mang năng lượng mạnh hơn. Các nhà thiên văn học cũng đã khám phá ra rằng, sau khi một số hành tinh bị tiêu hủy, thì cũng có nhiều ngôi sao mới được sinh ra.
Có vẻ như trong vũ trụ bao la này, thực sự tồn tại một đôi bàn tay vô hình, mỗi ngày đều thanh lý những bụi bẩn của vũ trụ, khiến cho vũ trụ ngày càng thêm trong sạch và phồn thịnh.
Tuệ Tâm, theo Epoch Times