Giàu nghèo không phải chỉ là do số định, mà còn bởi thói quen quyết định! Câu chuyện nhỏ dưới đây sẽ cho bạn thấy rằng giàu hay nghèo cũng là do chính mình.
Thói quen là cái máy ATM, và cũng có thể là chủ nợ muôn thủa của chúng ta
Trước tiên hãy nghe câu chuyện này:
Trên một hòn đảo nhỏ ở Đông Nam Á, những người giàu có kiếm được tiền, phát tài đều là người Hoa, người bản địa ở đây thì vẫn nghèo rớt mồng tơi.
Nguyên nhân là vì sao? Là do người bản địa ở đây quá lười nhác, chỉ ham món lợi trước mắt mà không biết nhìn xa trông rộng!
Chẳng hạn, có một người dân bản địa trên đảo này làm thuê cho gia đình ông chủ người Hoa, đã làm được hơn 10 năm. Một ngày nọ anh ta nhìn thấy bà chủ cất tiền vào trong tủ quần áo, số tiền khoảng cỡ 2.000 USD.
Việc này khiến người bản địa nọ động tâm, vì thế đêm đó anh ta đã mang dao tới giết chết gia đình nhà ông chủ, tổng cộng 5 người.
Cướp tiền xong, anh này đốt nhà rồi bỏ đi. Không lâu sau hung thủ bị bắt, và bị xử tử hình. 2.000 USD, kỳ thực không phải là một số tiền lớn, nhưng lúc đó người bản địa kia trong đầu chỉ có một suy nghĩ là chiếm được 2.000 USD, hoàn toàn không nghĩ tới mối ân tình hơn 10 năm giữa nhà chủ với mình, và hậu quả thế nào anh ta cũng không lường trước.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy kiểu người sống không có ngày mai, không muốn thay đổi thói quen, rất đáng sợ!
Trong giới trẻ hiện nay, có rất nhiều người cũng giống như vậy. Có người từ đầu tháng đến cuối tháng chỉ ăn mì gói, có người người sống dựa dẫm vào cha mẹ, có người la cà khắp nơi hết ăn rồi lại uống, sống một cuộc sống nhu nhược tẻ nhạt.
Về bản chất là giống với người bản địa trên đảo kia, khác biệt chỉ là ở chỗ, không vì 2.000 USD mà giết người.
2 kiểu người này đều không dựa vào thực lực của bản thân, cũng không có đủ động lực để bứt phá ra khỏi cái khung hiện tại của mình.
Những điều mà người đi làm thường xuyên phải đối mặt trong công việc
Lương thấp, bận rộn, thời gian làm việc dài, cho dù tăng ca đến kiệt sức, tiết kiệm từng khoản tiền nhỏ, nhưng mục tiêu tự do về tài chính chỉ là xa vời vợi.
Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, câu nói “hài lòng chính là hạnh phúc, nỗ lực sẽ được hồi đáp” cũng tương đương với nói dối, tương đương với bán mạng cho công việc và không dám nghĩ mình sẽ thoát ra khỏi cái lồng bận bịu khốn khó.
“Hài lòng là vui vẻ” chỉ là một câu nói dối, hài lòng không phải là vui vẻ, mà ngược lại “hài lòng” lạị khiến bạn rơi vào cảnh khốn khổ “một đời nghèo khó”.
Thực tế khi bạn ở trong trạng thái không hài lòng, mới có thể có quyết tâm lột bỏ được sự nghèo khó, mới có động lực theo đuổi tài phú, dám dũng cảm thay đổi hành động của mình.
Giàu hay nghèo cũng không phải hoàn toàn do số định, nó còn là do thói quen tạo thành, chỉ cần bạn dám thay đổi từ bây giờ, thì mỗi người chúng ta đều có cơ hội trở mình thoát khỏi sự nghèo khó, trở thành một người giàu có đích thực.
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw