“Vì sao con người hiện đại không thể thiếu Đông y” – Đây chính là chủ đề phần diễn thuyết của giáo sư Manfred Porkert. Bài diễn thuyết đã nhận được sự đồng tình cũng như khen ngợi của nhiều người.
Manfred Porkert là giáo sư Đại học Munich của Đức. Ông là một người khiêm tốn và thân thiện, ông cũng là một nhà khoa học được nhiều người kính trọng. Ông tự đặt tên tiếng Hán cho mình là Mãn Tích Bác với ý nghĩa “dùng tinh thần đầy trách nhiệm để phản bác những điều thiếu sót của khoa học phương Tây”. Ở châu Âu, ông không chỉ là một nhà khoa học nổi tiếng không kém so với Joseph Needham, mà còn là một chuyên gia Đông y.
Trên danh thiếp của ông có viết: “Giáo sư Cơ sở lý luận Đông y trường Đại học Munich – Đức”, “Chủ biên điều hành Từ điển quy phạm Đông Y Quốc tế”. Ông biết nhiều thứ tiếng, đặc biệt rất giỏi tiếng Trung. Số sách tiếng Trung mà ông lưu giữ lên đến hàng trăm nghìn quyển bao gồm những quyển về Lão Tử, Mạnh Tử, Tứ Thư Ngũ Kinh, thơ Đường, Tống từ, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử…
Nhưng những quyển mà ông đọc nhiều hơn cả vẫn là các điển tích và tác phẩm nổi tiếng về Đông y hiện đại trong “Bản Thảo Cương Mục”, “Hoàng Đế Nội Kinh”. Trong hơn 40 năm nghiên cứu và dạy học, ông đã xuất bản rất nhiều sách Đông y, trong đó quyển “Cơ sở lý luận Đông y” nổi tiếng khắp châu Âu, không chỉ được dịch sang tiếng Trung mà còn được tái bản rất nhiều lần.
Ông từng nhiều lần tổ chức các buổi báo cáo, lớp học, hội thảo học thuật tại các nơi trên thế giới. Vì sự phát triển của Đông Y, vào năm 1979, tổng cộng ông đã 5 lần đến Trung Quốc. Đồng nghiệp và bạn bè thân thiết ở Trung Quốc của ông gọi ông là “lão Mãn” hoặc “giáo sư Mãn”.
“Tôi không thể tồn tại nếu không có Đông y”
Con đường “bén duyên” với Đông y của ông Manfred Porkert bắt nguồn từ chính trải nghiệm của bản thân ông. Ông kể lại: “Có một lần tôi bị nhiễm lạnh, vai rất đau, sau khi xuống máy bay tôi không nhấc được cánh tay của mình lên. Ban đầu tôi chữa trị bằng Tây y nhưng mãi không hiệu quả. Sau đó chuyển sang giác hơi, chỉ 3 lần là khỏi hẳn.
Năm 1989, tôi bị viêm khớp gối, đi khám Tây y thì họ cho tôi uống Cortisone, nhưng không hiệu quả, sau đó lại đề nghị tôi phẫu thuật thay khớp kim loại. Có một y sĩ họ Châu đã mát xa, châm cứu cho tôi và dùng thêm thuốc Đông y, trong vòng chưa đầy 6 tháng tôi đã khỏi hẳn rồi.
Hai năm trước, mắt tôi bị mờ, bác sĩ Tây y nghĩ tôi bị viêm võng mạc trung ương và không chữa được, nếu không cẩn thận sẽ bị mù. Tôi đã chế ra thuốc bột dựa trên cơ sở Phục Đồ Đơn và Lục Vị Địa Hoàng Hoàn để uống, vài tháng sau là khỏi. Hiện nay tôi đã 73 tuổi, thị lực là 1.5, điều này cho thấy, mắt của tôi chẳng phải là rất tốt sao?”.
>>> Người xưa làm thế nào để chữa khỏi gãy xương? 3 tuần và 1 cành liễu
Ông Manfred Porkert đánh giá rất cao tác dụng của Đông y. Ông nói rằng ở nước ngoài có rất nhiều người nghĩ rằng Đông y là không khoa học. Kỳ lạ hơn nữa, cũng có nhiều người làm Đông y ở Trung Quốc lại tỏ ra nghi ngờ về tính khoa học của Đông y. Ông Manfred Porkert kết luận chắc chắn sau nhiều năm nghiên cứu rằng Đông y thực sự là môn khoa học hoàn thiện.
Khi còn theo ngành Tây y, Manfred Porkert từng làm giáo sư ở Khoa Y trường Đại học Munich và có tư cách hành nghề y. Nhưng để so sánh, ông nhận thấy Đông y hẳn là có triển vọng hơn Tây y. Với ông, Đông y không chỉ là niềm tự hào của Trung Quốc, mà đồng thời cũng là tài sản chung của toàn nhân loại.
>>> Y học cổ truyền mở ra phương pháp điều trị bệnh từ không gian khác
“Đáng buồn là Đông y bị chính người Trung Quốc xem nhẹ và vứt bỏ”
Hiểu rõ giá trị của Đông y nên ông Manfred Porkert cảm thấy rất buồn khi Trung Quốc, cái nôi sinh ra Đông Y lại xem thứ quý giá đó như rác, họ bỏ quên, thậm chí vứt bỏ. Ông nhìn rõ xu thế hàng trăm năm trở lại đây, có rất nhiều người cố chấp tin rằng cách dùng Tây y có thể phát triển và cải tạo Đông y, kết quả của việc này khiến Đông y bị xem nhẹ và tàn phá.
Ông nói: “Các cơ quan có thẩm quyền liên quan và rất nhiều y sĩ thể hiện chủ nghĩa dân tộc hư vô khiến tôi không thể hiểu nổi, họ không nghiêm túc đánh giá và xác định giá trị của Đông y, cũng không thừa nhận tính khoa học của y học dân tộc, nghĩa là họ theo đuổi xu hướng, dùng tiêu chuẩn và thuật ngữ Tây y để cải tạo Đông y, bóp nghẹt Đông y”.
Ở Trung Quốc có 1,57 triệu bác sĩ Tây y, y sĩ Đông y chỉ có 270.000 người. Nhưng thực tế là có chưa đến 10.000 người biết áp dụng lý luận và phương pháp Đông y truyền thống để khám bệnh. Hơn nữa những người này tuổi đã cao, do đó tình trạng này thật sự rất bi thảm.
Manfred Porkert còn nhận xét: “Nền y học từng đạt đến mức hoàn thiện nhất, hữu hiệu nhất cả về lý luận và thực tiễn sẽ trở nên lỗi thời. Điều này chẳng những là không có trách nhiệm đối với người dân Trung Quốc mà cả với người dân trên toàn thế giới. Bởi vì sự lùi bước của Đông y không chỉ là vấn đề về y học, mà đồng thời còn là vấn đề xã hội”.
“Đông y suy tàn là bởi vì văn hóa truyền thống Trung Hoa bị hủy hoại”
Một trong những quan ngại của ông Manfred Porkert về sự suy tàn của Đông y, chính là vấn đề đạo đức của người làm nghề, cũng chính là vấn đề tu dưỡng đức tính. Vì sao hiện nay Tây y phát triển mạnh còn Đông y lại suy tàn, giáo sư Manfred Porkert nhìn nhận từ các phương diện sau:
- Văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị hủy hoại, các quan niệm đúng đắn như thiên nhân hợp nhất, nhân quả thiện ác, nhân lễ nghĩa trí tín đã tiêu tan.
- Hệ thống giáo dục Đông y hiện hành đi ngược lại với các hình thức truyền thống như “sư phụ dạy cho đệ tử, “truyền miệng và cảm nhận bằng tâm” và “tu luyện đức tính”.
- Lòng người nhiễu loạn, xã hội ngày càng tồi tệ, người làm Đông y chạy theo danh lợi quá mức, về cơ bản không có nền tảng đạo đức và điều kiện cảm ngộ y học.
- Vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng khiến bản thân thuốc Đông y đã có độc tính nhất định. Ngoài ra, do vấn đề lợi ích kinh tế, các xưởng thuốc sử dụng các cách bào chế thuốc phi pháp. Những yếu tố này đều làm giảm mạnh hiệu quả của thuốc, khiến người ta dần dần mất đi niềm tin vào Đông y.
Rõ ràng, Đông y suy tàn tuyệt đối không phải do bản thân Đông y không còn tốt, mà là do con người ngày càng bất ổn. Chỉ nói riêng ở Đức, thuốc từ thực vật được sử dụng chiếm 70% thị trường thuốc thực vật ở châu Âu. Nhưng hiện nay đa số các y sĩ Đông y ở Đức và các nước châu Âu khác có trình độ không cao. Có người đến Trung Quốc học tiến tu Đông y vài năm thậm chí mở phòng khám chỉ sau vài tháng, nhưng không có nhiều y sĩ Đông y có thể vận dụng lý luận và phương pháp Đông y để chữa bệnh.
Nhiều y sĩ Đông y không biết “tứ chẩn” (nhìn, nghe, hỏi, sờ), thật ra đây là Đông y giả. Manfred Porkert mong rằng Trung Quốc sẽ nghiêm túc kiểm soát tiêu chuẩn bồi dưỡng, tránh tình trạng ngày càng nhiều “Đông y giả” bị truyền xuất ra ngoài.
>>> Tinh túy của dưỡng sinh nằm ở chỗ giữ gìn tam bảo “tinh, khí, thần”
Tựu chung lại, Manfred Porkert nhấn mạnh rằng để có thể khôi phục lại Đông y, hiện có 3 điều bức thiết cần phải làm. Một là, sắp xếp để một số học giả giỏi của Trung Quốc đi học nhận thức luận tương ứng với Đông y về mặt phương pháp của khoa học hiện đại. Hai là, kế thừa và phát huy kho tàng y học truyền thống quý giá của Trung Quốc. Ba là, phát triển kỹ thuật hiện đại của Đông y một cách có hệ thống, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển những kỹ thuật mới trong Đông y; kỹ thuật phán đoán chức năng thuốc… Có như vậy mới khiến Đông y giành lại vị thế vốn có của mình trong y học.
Theo Trithucvn