Trong mắt chúng ta, chồn vàng có đầu nhỏ và miệng nhọn, hành động chui rúc như chuột; đôi khi nó lại giống như sói, lén lút tấn công các loại gia súc gà thỏ, loài vật đó được gọi là sói chuột vàng (giống chồn Siberi hay còn gọi là chồn hôi).
Cao thủ bắt chuột
Chồn hôi có chiều dài từ 25 đến 40 cm, đuôi dài từ 13 đến 18 cm, nặng khoảng 1 kg. Chồn vàng có bộ lông dài màu vàng kim rất mềm mại, khi sờ vào sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Đôi mắt sáng lấp lánh giống như hai quả cầu thủy tinh trong suốt. Giữa bộ râu nửa đen nửa trắng của nó là một cái miệng nhỏ như nụ hoa, nhưng bên trong lại mang chiếc răng nanh sắc nhọn, đó là một “vũ khí sắc bén” để giết chuột của nó.
Hễ nhìn thấy chuột là loài chồn hôi liền xông vào ngay lập tức, chúng sẽ cắn chặt đầu chuột rồi nhai ngấu nghiến và nuốt trọn vào bụng. Loại công phu này không thể so sánh được với loài mèo, nhưng cao cấp hơn ở chỗ là loài mèo chỉ có thể “ôm cây đợi thỏ” ở hang chuột, còn chồn hôi thì lại có thể dùng bộ lông dài cứng của nó để đào bới hang chuột, và săn gọn cả “ổ chuột”. Do đó, một con chồn mỗi năm có thể diệt được ba bốn trăm con chuột, nên chúng được gọi là “Cao thủ diệt chuột”. Ở vùng núi Tiểu Hưng An (Ngũ đại liên trì, Hắc Hà, Trung Quốc), người ta phát triển phương pháp nuôi chồn trong điều kiện nuôi nhốt quy mô lớn, để dùng chúng cho nhiệm vụ “kiểm soát sinh học” trong rừng.
Chồn hôi cũng là kẻ thù của rắn. Người ta thường nói rằng “đánh rắn đánh bảy thốn” (từ đầu rắn đếm độ dài 7inch vào thân chính là tim rắn), chồn hôi cũng sử dụng chiêu thức đó. Sau khi rắn nhìn thấy chồn thì đi Bắc rẽ Nam (đường zigzag), chồn thì sẽ nhảy đông nhảy tây, đứng ở một vị trí tốt, lựa chọn đúng thời cơ liền cắn một phát mạnh vào tim rắn, khi ấy con rắn sẽ cuộn tròn lại nhằm quấn lấy cơ thể chồn. Kể chuyện thì tưởng chậm, nhưng sự việc xảy ra vô cùng nhanh! Chồn hôi cứ tránh bên trái lại tránh bên phải cho đến khi rắn chết, rồi nuốt trọn nó vào miệng. Cho dù chồn hôi có bị rắn cắn phải cũng không đáng lo ngại, vì chồn có khả năng tuyệt vời là chống lại được nọc độc của rắn, 20mg nọc rắn có thể làm cho con người thiệt mạng, nhưng đối với chồn mà nói, lượng nọc đó chỉ làm cho nó mất cảm giác ngon miệng, phản ứng khác thường trong phân và máu mà thôi, qua một vài ngày nó lại có thể bay nhảy khỏe mạnh!
Mùi hôi đuổi địch
Chồn hôi còn có một tuyệt chiêu nữa là sử dụng “mùi rắm” như một vũ khí. Các tuyến tiết bã ở gần hậu môn của chồn hôi có thể phát ra mùi hôi, khi chồn hôi cảm thấy khó thoát khỏi nguy hiểm, nó sẽ phát ra mùi hôi thối khó chịu khiến cho kẻ địch một lúc bị sao nhãng, rồi thừa dịp bỏ chạy. Một khi con nhím đã biến thành một “quả bóng gai”, rất nhiều loài động vật chỉ có thể nhìn “quả bóng” mà thở dài, còn chồn hôi thì không, chúng sẽ nhắm vào vị trí có lỗ của “quả bóng gai” rồi bắn mùi hôi thối vào đấy, khiến cho con nhím bị “tê liệt” và tự động mở người, trút bỏ “vũ trang”, sau đó chồn hôi liền cắn vào bụng nhím giết chết con mồi và thưởng thức bữa ăn ngon.
Mùi hôi này được hình thành bởi các tuyến mùi ở cả hai bên hậu môn, và bị đẩy ra từ hậu môn khi con chồn gặp nguy hiểm. Các tuyến mùi này thải ra một chất lỏng màu trắng hổ phách, được đẩy ra mạnh từ hậu môn, và tạo thành một làn sương mịn có thể bao trùm xung quanh. Mùi hôi này giống như mùi trứng thối, các chuyên gia phân tích rằng thành phần trong khí này chính là Butyl Mercaptan.
Đừng gọi nó là “kẻ trộm gà”
Chồn hôi sống trong các bụi cây ở thung lũng và cánh đồng, thường đi kiếm ăn vào ban đêm, thi thoảng mới xuất hiện vào ban ngày. Chồn hôi cực kỳ nhút nhát, vì vậy hành vi có chút kì lạ. Chồn hôi có thị giác rất nhạy, giỏi bơi lội, rất vệ sinh, nhưng không bao giờ lao xuống nước để tắm, mà lại lau mình bằng những giọt sương sớm. Chồn hôi hiếm khi phát ra tiếng vào những lúc bình thường, mà chúng sẽ liên lạc với nhau bằng mùi trên cơ thể, khi rơi vào tình huống cấp bách, chúng mới phát ra những âm thanh như tiếng hắt hơi rất sắc. Chồn hôi thi thoảng mới đi đến hoạt động tại các vườn sân hay xung quanh chuồng gà, do vậy, chồn hôi còn gánh phải một cái tên xấu đó là “kẻ trộm gà”, có câu nói: “Chồn đến gặp gà chúc mừng năm mới – không có ý gì tốt”. Điều này đã làm cho người ta hiểu lầm rằng chồn hôi là tên chuyên đi ăn trộm gà.
Các nhà sinh vật học từng tiến hành giải phẫu 5.000 con chồn hôi ở 11 tỉnh thành trên cả nước, từ kết quả giám định các vật chất sót lại trong dạ dày của chúng, xác định được rằng chỉ có 2 con chồn từng tiêu thụ gà. Sau đó người ta tiến hành thử nghiệm chế độ ăn uống của chồn hôi. Vào đêm đầu tiên, người ta cho gà sống và cá vào chuồng, kết quả là gà sống vẫn được an toàn, còn cá thì đã bị ăn mất; Vào đêm hôm sau, người ta cho gà, chim bồ câu, chuột và cóc vào, kết quả thì chuột đã bị ăn sạch, cóc thì đã bị ăn hết một vài con. Vào đêm thứ ba, người ta đặt vào gà và chim bồ câu, thì chồn hôi chỉ cắn chết chim bồ câu. Vào đêm thứ tư, người ta chỉ đưa gà sống vào thì chồn mới ăn gà cho đỡ đói. Từ đó cho thấy, chỉ trong trường hợp thiếu lương thực và không có chọn lựa nào khác thì chồn hôi mới ăn gà.
Vào ngày 1/8/2000, Cục Quản lý rừng Quốc gia đã ban hành “Danh sách các loài động vật hoang dã trên cạn có giá trị kinh tế và khoa học có lợi hoặc quan trọng được Nhà nước bảo vệ “, trong đó có chồn hôi. Da và lông chồn đều rất quý giá, riêng “cây bút sói” cao cấp là được làm từ lông đuôi của chồn hôi. Chồn hôi cũng có giá trị y học, trong “Bản thảo cương mục” có viết: “Tim và gan chồn có mùi hôi, ít độc, trị được chứng đau bụng, giết được côn trùng”. Chồn hôi chính là bạn của con người, vì vậy sau này xin đừng gọi nó là sói chuột vàng hay “kẻ trộm gà” nữa, tên của nó là chồn vàng (hay chồn hôi), hoặc đơn giản gọi nó là “Chàng vàng”, như vậy gần gũi hơn biết mấy!
Thục Anh, theo KNY