Triều Đường có hai người, ở hai thời đại khác nhau, nơi sinh cũng khác nhau, nhưng bọn họ đều có một trải nghiệm giống nhau, đều là trong lúc ngủ, mơ tới chuyện của hai mươi năm sau đó.
Tục ngữ có câu: “Vô xảo bất thành thư”, ý rằng không trùng hợp thì khó thành được sách. Có một số việc quả thực đúng là như vậy, vừa vặn đến không chê vào đâu được, dùng lẽ thông thường khó mà lý giải nổi…
Triều Đường có hai người, ở hai thời đại khác nhau, nơi sinh cũng khác nhau, nhưng bọn họ đều có một trải nghiệm giống nhau, đều là trong lúc ngủ, mơ tới chuyện của hai mươi năm sau đó. Bởi vậy quan trường có thêm vài hồ sơ bí ẩn, dân gian có thêm vài đoạn truyền thuyết thần kỳ.
Lai lịch của ‘Chinh mộng đình’
Đậu Lô Thự, tên thật là Đậu Lô Phụ Chân. Năm Trinh Nguyên thứ sáu đời Đường, bởi vì tham gia khoa cử nhưng bị rớt nên đến Tín An (nay là Cù Châu ở Chiết Giang) dạo chơi giải sầu, cũng cầm theo bài thơ của mình để đi bái kiến quận trưởng Trịnh Vũ Chiêm.
Trịnh Vũ Chiêm đón tiếp chu đáo và đã giữ anh ta ở lại mấy ngày. Hai người về sau trở nên thân thiết, quận trưởng nói với anh ta: “Cái họ Đậu Lô của cậu là họ kép, không thích hợp với cái tên có 2 chữ”. Quận trưởng ngỏ ý muốn sửa tên cho anh ta, mới hỏi ý anh ta như thế nào.
Đậu Lô Phụ Chân đứng dậy bái tạ, nhờ Trịnh Vũ Chiêm sửa cho mình cái tên mới. Trịnh Vũ Chiêm viết mấy chữ theo thứ tự là “Trứ – 着, Trợ – 助, Thự – 署”, vì để tránh cho anh ta trùng tên với người trong họ hàng, quận trưởng mời thư sinh tự chọn lấy.
Đêm đó, Đậu Lô Phụ Chân trong lúc ngủ mộng thấy một ông lão nói với anh ta: “Ta nghe nói quận trưởng đã sửa lại tên cho cậu, như thế, cậu chỉ cần thi lại bốn lần là có thể đậu được. Bốn người là tốt nhất”.
Ông lão kia còn nói: “Hai mươi năm sau, cậu sẽ trở thành quận trưởng ở đây”. Ông lại chỉ vào một bãi đất trống bên trong quận phủ mà nói: “Đến lúc đó, ở chỗ này có thể xây dựng một tòa đình đài”.
Đậu Lô Phụ Chân sau khi tỉnh lại, trong tâm tự xem xét lời của ông lão, câu nói “bốn người là tốt nhất”, “bốn người – 四者 ” không phải là chữ “Thự – 署” sao? Căn cứ vào gợi ý trong mộng, thư sinh đã đổi tên thành Thự.
Về sau, sự tình diễn biến quả như trong mộng đã chỉ ra, Đậu Lô Thự đổi tên rồi thi lại bốn lần thì đậu. Năm Đại Hòa thứ 9 đời Đường, Đậu Lô Thự được điều nhiệm đến Cù Châu làm Thứ sử.
Anh ta sau khi nhậm chức, dò xét bên trong bên ngoài quận phủ, phát hiện có mảnh đất trống y như lời ông lão đã nói trong mộng, liền sai người xây dựng trên mảnh đất kia một tòa đình đài tên là “Chinh mộng đình”. Người xưa chân thành, thiện lương, nên rất dễ dàng tương thông với Thần linh.
Chuyện trong mơ lại tái hiện sau 20 năm
Một câu chuyện khác cũng xảy ra ở triều Đường. Năm Nguyên Hòa thứ 5, Vương Phan thi đậu tiến sĩ. Có một ngày ở trong mộng, ông thấy chính mình lên làm phủ doãn ở Hà Nam.
Trong mộng có hai vị khách đến thăm, một người mặc áo tím ngồi ở phía Đông; một người mặc áo đỏ ngồi ở phía Tây. Người mặc áo đỏ hỏi người mặc áo tím: “Luân Bang cần phải xử phạt như thế nào?”. Người mặc áo tím trả lời: “Đã đánh cho hai mươi gậy đuổi ra khỏi Lạc Dương rồi”. Sau khi tỉnh lại, Vương Phan đem chuyện trong mộng ghi lại vào sổ sách.
Hai mươi năm về sau quả nhiên Vương Phan lên làm phủ doãn Hà Nam. Sau khi nhậm chức, mấy vị bằng hữu gặp nhau hàn huyên. Huyện lệnh Lạc Dương cùng với Phân ti Lang Quan đều là bằng hữu với anh ta trước kia, cho nên trên bàn rượu nói chuyện với nhau rất thoải mái.
Lang Quan hỏi Huyện lệnh: “Luân Bang cần phải xử phạt như thế nào?”. Huyện lệnh Lạc Dương nói: “Đã đánh cho hai mươi gậy đuổi ra khỏi Lạc Dương rồi”. Theo hai người nói thì “Luân Bang” là một gia nô nhà Lang Quan, bởi vì ăn cắp đồ của quan, bị bắt được và đưa đến huyện nha xử phạt. Huyện lệnh Lạc Dương đã ra phán quyết xong rồi.
Vương Phan lúc này nghe xong khẽ giật mình, lập tức đi vào phòng sau, mãi cũng không thấy ra. Hai vị khách ngạc nhiên nói: “Vừa rồi chúng ta nói chuyện quá thoải mái, phải chăng là làm cho phủ doãn Vương mất hứng?”.
Trong chốc lát, Vương Phan mang ra sổ ghi chép từ hai mươi năm trước, tìm những ghi chép vào năm đó cho bọn họ xem. Hai người đối thoại với Vương Phan trong giấc mơ vào năm đó giống y như đúc.
Đậu Lô Thự và Vương Phan thấy cảnh trong mơ cứ như là phim điện ảnh vậy, từ hai mươi năm trước đã sớm xuất hiện trong đầu của bọn họ rồi. Trải qua thời gian lâu dài, mọi người vẫn mãi thăm dò ở nơi vô hình xem có tồn tại định số hay không? Hai giấc mộng này có lẽ sẽ cho mọi người một chút gợi ý.
Chân Chân, theo Secretchina