Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là một trong Tam hoàng, cũng là vị đứng đầu trong Ngũ đế. Người Trung Hoa vẫn xem Hoàng Đế là mẫu hình trong tất cả các hoàng đế vĩ đại, và những câu chuyện về ông được lưu truyền ngàn đời.
Hoàng Đế là hậu duệ của bộ tộc Thiểu Điển. Ông có họ là Công Tôn, tên hiệu là Hiên Viên. Ông sinh ra với những tính khí đặc biệt. Không lâu sau khi sinh, ông đã biết nói. Khi còn là một đứa trẻ, ông rất thông minh, lương thiện và siêng năng. Khi trưởng thành, ông rất hiểu biết và có khả năng phân biệt đúng sai.
Trong chương mở đầu của “Sử Ký”, Hoàng Đế được miêu tả như sau: “Vào thời Hiên Viên, Thần Nông đã suy bại. Chư hầu chinh phạt lẫn nhau và tàn hại bách tính, nhưng Thần Nông không thể bình định họ. Do đó Hiên Viên đã huấn luyện binh sĩ chiến đấu và chinh phục chư hầu.
Tất cả chư hầu đều đi theo Hiên Viên, chỉ trừ có Xi Vưu, người tàn bạo nhất và không thể chinh phạt. Viêm Đế muốn xâm lăng chư hầu, nhưng họ đều theo Hiên Viên. Hiên Viên dùng đức trị quân, sửa trị ngũ khí, gieo trồng ngũ cốc, giúp ích vạn dân, cứu giúp tứ phương… Ông cùng Viêm Đế chiến đấu ba lần trên đất Phản Tuyền, và cuối cùng giành chiến thắng.
Xi Vưu vẫn tác loạn và không theo lệnh Hiên Viên. Do đó, ông đã tập hợp chư hầu chiến đấu với Xi Vưu tại Trục Lộc. Sau khi giết chết Xi Vưu, chư hầu tôn Hiên Viên làm Thiên tử thay Thần Nông và gọi ông là Hoàng Đế…”.
Theo như “Sử Ký” ghi chép, Hoàng Đế tu đức an dân, yêu thương bách tính, trong khi Xi Vưu gây họa loạn cho bách tính. Tuy nhiên như một câu trong tiểu thuyết: “Người có đức sẽ còn và người không đức sẽ mất”. Chỉ cần quân vương có thể yêu thương bách tính, năng tu đức chính, thì cho dù kẻ ác có tàn bạo như thế nào, họ cũng không thể chiến thắng.
Vào thời ấy, Hoàng Đế chỉ có từ một đến hai ngàn lính, trong khi quân đội Xi Vưu thì quân số lớn hơn rất nhiều, và binh tướng của ông ta thì dũng mãnh phi thường, tựa như giống người hoang dã phi nhân tính.
Một buổi sáng trước khi trận chiến bắt đầu, Hoàng Đế nói với các tướng sĩ của mình rằng: “Đừng thấy quân địch đông đảo và vô cùng uy mãnh mà lo lắng, họ không thể giành chiến thắng. Ta sẽ thỉnh rất nhiều thiên thần đến trợ chiến”.
Khi trận chiến bắt đầu, Hoàng Đế tự mình đánh tiếng trống trận uy phong để cổ vũ khí thế cho quân sĩ. Nó như một lời tuyên bố giữa Trời và người rằng: “Tà vĩnh viễn không thể thắng chính”. Những đội quân của Xi Vưu xúm vào đông nghịt và tiến lên với vẻ đằng đằng sát khí.
Trên bầu trời mây đen kéo đến, tiếng sấm sét vang trời, nhưng không hề có mưa. Trước sức mạnh này, một số binh sĩ của Hoàng Đế trở nên sợ hãi, nhưng một số nhớ lại điều mà Hoàng Đế nói và dũng mãnh tiến lên nghênh chiến với quân đội Xi Vưu.
Lúc ấy, Hoàng Đế vẫy một vật hình như lá cờ lên bầu trời và hô: “Chư vị thiên thần hãy giúp ta tiêu diệt Xi Vưu, giải nỗi khổ của bách tính!”.
Tiếng nói chưa dứt, đã thấy từ không trung rất nhiều thiên thần mặc áo giáp vàng hạ xuống giúp quân đội Hoàng Đế chiến đấu. Xi Vưu thấy Hoàng Đế gọi thiên thần đến, ông ta cũng gọi đến rất nhiều thần phụ diện. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, trời đất tối tăm mù mịt.
Sau đó Hoàng Đế lấy ra một pháp khí có dạng chiếc hồ lô mà ông đã chuẩn bị trước rồi quăng nó lên bầu trời. Tất cả tà thần đều bị thu vào trong hồ lô, còn Xi Vưu thì bị bắt rồi xử trảm.
Lúc ấy, bầu trời trở nên trong sáng trở lại và hiện nhiều dấu hiệu như ăn mừng chiến thắng. Trận chiến đầu tiên khởi đầu nền văn minh Trung Hoa đã kết thúc như vậy! Nhiều binh tướng rất phấn khởi và Hoàng Đế cũng rất cao hứng.
Trước khi thu binh, tiếng trống trận uy phong lại được đánh lên một lần nữa, như để nói rằng vào cuối chu kỳ văn minh nhân loại lần này, nếu như tà ác lại hạ xuống thế gian, thì ai tin và đi theo ta sẽ lại phải đánh tiếng trống trận uy phong thêm một lần nữa.
Trên đây là những gì được mô tả trong lịch sử về trận chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Thực ra, Thần Nông, Viêm Đế, Hoàng Đế, và sau đó là Đại Vũ, tất cả những người đã sáng tạo lịch sử văn minh Trung Hoa ấy kỳ thực là được thiên thượng phái xuống để giáo hóa dân chúng, và gây dựng nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm huy hoàng.
Giờ đây, người Trung Quốc rất tự hào mình là hậu duệ của Viêm – Hoàng. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như luân hồi chuyển thế là có thật, thì những vị quân vương hiền đức ấy ngày nay như thế nào ở xã hội con người? Có lẽ rất nhiều người từng xem qua màn vũ đạo “Vạn Vương hạ thế” của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun năm 2008, trong đó nói vị Vương của vạn Vương đã dẫn chúng Thần khai sáng nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm huy hoàng sáng lạn như thế nào.
Bởi vì nhân gian có một nguyên lý “tương sinh tương khắc”, khi một chính Thần tới với một sứ mệnh, thì những sinh mệnh phụ diện sẽ được an bài theo sau để phá hoại dưới danh nghĩa “ma luyện” và “khảo nghiệm”. Nó cũng cho người ta thấy rằng để hoàn thành điều gì đó là gian nan như thế nào, và niềm vui của chiến thắng ra sao, chỉ có như vậy người ta mới được kính trọng và yêu mến.
Văn hóa 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa đã được truyền xuống bởi các chư Thần, tất cả đều bắt nguồn từ truyền thuyết này. Sự thống nhất của hai chư hầu Viêm Đế và Hoàng Đế đã hình thành nên dân tộc Hoa Hạ.
Vì cả hai hoàng đế đều được xem như là tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ, người Trung Hoa xưa cũng tự xưng là “Viêm Hoàng tử tôn” (Con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế). Sau này những con cháu của họ định cư dọc theo sông Hoàng Hà, và đã sáng tạo nên một nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ.
Theo Chanhkien.org