Hoa và biểu tượng của nó trong nền văn hóa Châu Á là chủ đề chính của “Flower Power” – Một cuộc triển lãm mới được khai mạc vào ngày 23/6 tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á ở San Francisco.
Triển lãm này được xem là một màn trình diễn của 6 loài hoa gồm: Hoa sen, anh đào, hoa cúc, hoa hồng, hoa tulip và hoa mai.
Những loài hoa này được khắc họa trên các bức tranh, đồ dùng gốm sứ, sản phẩm dệt may và điêu khắc đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây đều là những tác phẩm được sưu tầm trong nhiều thế kỷ.
Vì vậy, buổi triển lãm được xem là một cách tiếp cận mới, trong việc kể về những bông hoa trải dài theo thời gian cùng với sự biến đổi của các nền văn hóa.
Như chúng ta đã biết, tầm quan trọng của các loài hoa ở Châu Á đã vượt xa khỏi vẻ đẹp của nó. Một câu tục ngữ Trung Quốc nói rằng: “Nếu bạn có 2 đồng xu, hãy dành một xu mua ổ bánh mì và một xu cho những bông hoa. Bánh mì là để bạn sống, còn hoa chính là lý do để bạn tồn tại”.
Thời gian diễn ra cuộc triển lãm được tổ chức cùng lúc với lễ kỷ niệm 50 năm bài hát “Mùa hè Tình yêu” (Summer of Love), cùng thời gian bài hát “San Francisco” của ca sĩ Scott McKenzie ra đời vào năm 1967. Thông qua bài hát này, người nghệ sĩ tài danh đã gợi ý mọi người nên ghé thăm San Francisco cùng với “hoa cài trên tóc”
Trong số những bông hoa được trưng bày tại đây, hoa sen nổi bật với vẻ đẹp nguyên sơ từ trong đầm lầy. Loài hoa này nở ra khi Mặt Trời mọc và khép lại vào lúc hoàng hôn. Hạt giống của nó có thể tồn tại trên 1.000 năm.
>>> Annwn – Địa ngục của xứ Wales trong những câu chuyện huyền thoại
Đó là lý do tại sao hoa sen được xem là tượng trưng cho sự siêu việt, sự sáng tạo và tái sinh.
Đối với Phật giáo, trái tim của mọi sinh vật cũng giống như hoa sen chưa nở, và khi mọi người giác ngộ thì trái tim đó được ví như bông hoa sen đang nở.
Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh Đức Phật ngồi trên đài sen, tương tự như bức tượng điêu khắc bằng đá ở Ấn Độ vào thế kỷ XIX đang được trưng bày trong cuộc triển lãm.
Ngoài ra, một bức tranh dài 4 mét được tạo hình trên nền gỗ đến từ Thái Lan cũng mang hình ảnh Đức Phật ngồi bình thản trước lũ quỷ cưỡi voi đang đe dọa tấn công mình. Nhưng khi này vũ khí của chúng đâm chồi thành hoa sen.
Ở các nước Himalaya, Đa La Bồ Tát hiện lên sau khi một hoa sen nở trong hồ nước. Hoa sen này được tạo ra từ những giọt nước mắt của một vị thần khi nhìn thấy sự đau khổ của thế gian.
Vì vậy trong bức tranh Tây Tạng ở thế kỷ XIX, hình ảnh Đa La Bồ Tát được mô tả khi đang cầm cành hoa sen.
Tại Trung Quốc, hoa sen được xem là loài hoa của mùa hè. Một bức tranh Trung Quốc in lụa vào thế kỷ 17 mô tả hoa sen màu hồng với từng giai đoạn nở hoa khác nhau.
Tương tự như hoa sen, hoa mai cùng hoa đào mang ý nghĩa là sự sống động và vẻ đẹp thanh khiết ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong đó, mai là loài hoa đầu tiên nở vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Cho nên nó còn được xem là biểu thị của sự kiên trì, bền bỉ. Giống như hình ảnh hoa mai trong một hộp gỗ sơn mài được dát cẩm xà cừ của thế kỷ 19 cho thấy một sự phát triển mới cần thiết cho sự sống.
Đặc biệt khi hoa mai được kết hợp với tùng và trúc trong một tác phẩm nghệ thuật, nó sẽ tạo thành bộ “3 người bạn của mùa đông”.
Đây cũng chính là hình ảnh được bắt gặp trong bộ Kimono lụa Nhật Bản được trưng bày, đại diện cho sự may mắn và trường thọ.
>>> Cửa hàng trang trí đặc biệt để tìm lại mối liên hệ bị lãng quên giữa con người và thiên nhiên
Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa hoa mai và mặt trăng cũng là một mô-típ phổ biến. Bạn có thể nhìn ngắm bức tranh này trong 1 khay sơn mài của thế kỷ 15. Bên trong khay khảm ngọc trai chứa đựng hình ảnh hoa mai và ánh trăng lưỡi liềm của Trung Quốc. Nó được Lấy cảm hứng từ một bài thơ Trung Quốc có từ thế kỷ 11.
Ngoài ra, hoa mai còn có thể được xem là đại diện của một người phụ nữ xinh đẹp. Và tác phẩm “Bình hoa mai” tại bảo tàng chính là một ví dụ điển hình về cơ thể lý tưởng của người phụ nữ. Chiếc bình này là một vật dụng được sử dụng phổ biến từ thế kỉ 10-13 tại Trung Quốc.
Ở Nhật Bản, việc ngắm hoa anh đào là một thú vui quốc gia. Theo đó, tác phẩm có thể minh họa sống động vẻ đẹp của hoa anh đào chính là một tấm bình phong được làm từ thế kỷ 17. Khi này các vũ công được in bằng mực và hoàng kim trên giấy.
Tại khu vực Đông Á, hoa cúc là đại diện của sự phản chiếu và Trường Thọ. Tác phẩm tiêu biểu cho loài hoa này là một hộp hương sơn mài Nhật bản. Nó mô tả hình ảnh hoa cúc vàng và đỏ trong tấm phù điêu cũng được trưng bày tại bảo tàng. Giống như nhiều đồ tạo tác khác, tác phẩm này có giá trị vô giá.
Ở Trung Quốc, hình ảnh các bà mẹ được gắn liền cùng với mô típ 100 bông hoa. Trong đó có nhiều bông hoa tượng trưng cho vận may và tài sản vô giá. Bạn sẽ được nhìn thấy điều đó trong một chiếc bình cổ Trung Quốc có từ thế kỉ 18. Tác phẩm này mô tả sự phong phú của các loài hoa. Nó cũng khiến cho người xem liên tưởng đến nghệ thuật ảo giác đa dạng của hoa có từ những năm 1960.
Riêng hoa hồng và hoa tulip lại được xem là biểu tượng của sự hoàn hảo và tinh tế.
Trong nghệ thuật Hồi giáo, hoa hồng thậm chí còn tượng trưng cho vị tiên tri Mohammed.
Nổi bật nhất có lẽ là bức tranh ấn độ của thế kỷ 17, nó mô tả một hoàng tử Mughal đang cầm trên tay bông hoa hồng, trong khi bàn tay còn lại của chàng đặt trên một thanh gươm. Bông hoa hồng khi này dường như tô điểm thêm cho vẻ đẹp uy dũng của chàng hoàng tử. Nó còn cho thấy hình ảnh của một người cai trị lý tưởng.
Vào thời kỳ Đế Chế Ottoman, hoa tulip dường như có mặt khắp nơi trong nền nghệ thuật. Minh chứng cho điều này là chiếc đĩa ăn Thổ Nhĩ Kỳ có từ thế kỷ 16. Tác phẩm mang chủ đề mô tả về hoa tulip, hoa hồng và hoa cẩm chướng cách điệu.