Ý là quốc gia đầu tiên ở châu Âu tham gia hợp tác kinh tế “Một vành đai, một con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và đã lâm vào khủng hoảng đại dịch Vũ Hán sau đó. Gần đây, truyền thông Ý tiết lộ rằng Ủy ban Lombardia – khu vực miền Bắc nước Ý đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh bồi thường 20 tỷ Euro.
Theo tờ La Repubblica của Ý, gần đây lãnh đạo khu vực Lombardia, ông Attilio Fontana cho biết, ủy ban khu vực đã đề xuất một hành động pháp lý để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường. Ông Fontana cho rằng nếu một dịch bệnh nghiêm trọng như vậy xảy ra ở một quốc gia thì cần phải thông báo rõ cho người dân thế giới. Nhưng Trung Quốc lại có thái độ che giấu dịch bệnh, việc này vô cùng sai trái.
Thư ký của Lombardia là ông Paolo Grimoldi cũng nói rằng Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh và các quốc gia khác đã có những hành động đòi bồi thường pháp lý tương tự đối với ĐCSTQ. Chỉ có đảng cầm quyền Ý vẫn im lặng vì đường lối “thân ĐCSTQ”. Vì thế, vùng Lombardia sẽ đi đầu trong hành động yêu cầu bồi thường gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý.
Truyền thông Ý, tờ Milano Today cũng đưa tin rằng “bức tranh” Bắc Ý và ĐCSTQ bắt tay chống dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn sau hơn 40 ngày, tình cảm anh em và nụ cười không còn được nhắc đến nữa. Lombardia hiện đang theo bước chân của Hoa Kỳ, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường khoản tiền 20 tỷ Euro.
Nhiều quốc gia bày tỏ thái độ với chính quyền Trung Quốc
Trước sự che giấu của ĐCSTQ về đại địch Vũ Hán, cả thế giới đang ngày càng thức tỉnh trước “bản chất tà ác” của chính quyền độc tài này. Hơn nữa, nhiều quốc gia đã thực sự bắt đầu hành động.
Mới đây, trong nỗ lực của lưỡng đảng, Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cách xử lý sự bùng phát dịch virus Vũ Hán của Bắc Kinh. Bộ trưởng Ngoại giao Úc, bà Marise Payne cho biết, cuộc điều tra đòi hỏi “hợp tác quốc tế” và “phải được tiến hành thực sự”. Sau những phát biểu của bà Payne, đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đã đe dọa sẽ có “một cú đánh vào kinh tế Úc” nếu họ không lùi bước. Bà Payne sau đó đã phản ứng bằng cách chỉ trích và bác bỏ lời đe dọa của vị đại sứ.
Tại nước Anh, các chính trị gia như Tom Tugendhat, nghị sĩ đảng Bảo thủ và là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, đã trực tiếp lên tiếng chỉ trích Trung Quốc che giấu virus và cản trở phản ứng quốc tế bằng những lời dối trá.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã thúc giục Trung Quốc hãy minh bạch hơn về nguồn gốc của virus, điều đó sẽ có lợi hơn cho sự ứng phó toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng thật “ngây thơ” khi nói rằng Trung Quốc đã kiểm soát được đại dịch tốt hơn các nền dân chủ phương Tây.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã phản ứng mạnh mẽ với ĐCSTQ thông qua việc sử dụng gói kích cầu 2 tỷ USD để di dời các doanh nghiệp sản xuất ra khỏi Trung Quốc, quốc gia có chỉ số tự do báo chí thế giới xếp hạng 177/180, theo bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Tại Hoa Kỳ, nhiều đơn kiện đã được đệ trình, từ bộ tư pháp bang, công ty luật, cho đến dân thường. Tất cả các đơn kiện này đều yêu cầu đưa Trung Quốc ra ánh sáng của công lý bởi vì cách họ phản ứng với sự bùng phát của virus trong giai đoạn đầu đã khiến virus lây lan thành đại dịch toàn cầu.
Lương Phong (t/h)