Trong tự nhiên vẫn thường diễn ra các quá trình tựa như “Thuật giả kim” mà các trường phái cổ xưa theo đuổi, ví như việc chuyển đổi một kim loại phổ thông thành một kim loại quý hiếm hơn, thực ra bản chất vấn đề là khả năng tái cấu trúc các nguyên tố.
Tinh thần khoa học chân chính phải viên dung cả những điều huyền bí
Các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng Can-xi trong hạt yến mạch, trong trứng và phân của gà mái, các nghiên cứu cho thấy tổng lượng Can-xi được tìm thấy trong trứng và phân cao gấp bốn lần hàm lượng Can-xi trong yến mạch dùng làm thức ăn cho gà mái. Vậy lượng Can-xi bổ sung này từ đâu ra?
Một cách lý giải phổ biến là Can-xi được tiết ra bởi xương của gà mái. Nhưng các nhà khoa học đều biết rằng nếu đó là sự thật thì cuối cùng cấu trúc xương của gà mái sẽ bị giòn do mất Can-xi trong thời gian dài.
Tiếp tục nghiên cứu, người ta cho gà mái ăn thức ăn không có Can-xi trong bốn hoặc năm ngày, kết quả là vỏ trứng sẽ trở nên rất mềm. Sau đó gà mái được cho ăn thức ăn có hàm lượng Ka-li cao nhưng không có Can-xi (các nhà khoa học cũng biết rằng yến mạch có một lượng kha khá chất Ka-li). Một lần nữa, những vỏ trứng lại chứa đủ lượng Can-xi cần thiết để trở nên cứng cáp!
Các thí nghiệm đã cho thấy rõ ràng các sinh vật sống có khả năng tái cấu trúc các nguyên tố.
Có lẽ gà mái đã ‘thêm’ nguyên tử Hydro vào các nguyên tử Ka-li để tạo thành các nguyên tử Can-xi. Nhưng kiểu hợp nhất nguyên tử này, còn gọi là “phản ứng nhiệt hạch”, chỉ có thể diễn ra ở nhiệt độ cực kỳ cao trong một vụ nổ hạt nhân, hoặc trong một máy gia tốc hạt vô cùng lớn và đắt đỏ.
Thực vật cũng có thể phô diễn kỹ thuật “giả kim” như vậy. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng cây mầm được trồng trong nước cất (nước tinh khiết) tạo ra thành phần chất Ka-li, Phốt-pho, Ma-giê, Can-xi và Lưu huỳnh nhiều hơn so với bản thân nó có sẵn.
Như vậy, thực vật cũng có khả năng tái cấu trúc nguyên tố và điều này không thể giải thích như là một quá trình quang hợp.
Nếu trong tự nhiên vẫn diễn ra những quá trình chuyển hóa các nguyên tố như vậy, điều này liệu có thể xảy ra trong cơ thể con người không?
Một người tu luyện Pháp Luân Công kể về một thanh sắt được gắn trong chân của anh ấy để cố định phần xương đùi bị gãy lại với nhau. Sau khi người này tu luyện, thanh nẹp bằng sắt đã tiêu tán không một dấu vết và xương đã lành lặn hoàn toàn. Sự nhiệm màu của việc tu luyện đã triển hiện trong câu chuyện của anh.
Cơ thể của một người tu luyện Pháp Luân Công thể hiện khả năng biến đổi Sắt thành Can-xi, điều đó cũng không có gì lạ so với việc gà mái có thể chuyển hóa Ka-li thành Can-xi. Nó không phải là phép thuật, hay chuyện hoang đường và hoàn toàn có thể được giải thích bằng tư duy logic.
Đối diện với tình huống này, nhà khoa học có tư duy hạn hẹp và thiếu cởi mở sẽ bài trừ và phủ nhận, nhưng nhà khoa học chân chính sẽ tự hỏi: “Làm sao mà một con gà có thể tự sản xuất Can-xi nhỉ?” và “Liệu một con gà trống có thể làm như vậy không?” Tương tự như thế, các câu hỏi sẽ là: “Làm thế nào mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể triển hiện được năng lực phi thường như vậy?” và “Liệu có phải bất cứ ai cũng có thể sở hữu năng lực như vậy chăng?”… Tiếp theo, câu hỏi rộng hơn có thể là: “Chân lý của cuộc sống là gì?”
Nguyên lý của vũ trụ luôn hiện diện xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường ưu tiên sử dụng tư tưởng cứng nhắc của mình và thường coi những sự việc được bày ra trước mắt là chân lý, chứ không xem xét và suy nghĩ về các dữ kiện thu thập được.
Ngày nay, khi đối mặt với vô số những điều kỳ diệu của cuộc sống do sự tu luyện mang đến, tinh thần khoa học đúng đắn sẽ thay đổi các quan niệm cũ cố hữu, đối mặt với sự thật và khám phá những con đường khoa học thực sự.
Theo Tansinh.net, chanhkien.org