Trong xã hội hiện nay, người ta dễ bị sa đọa trước vô vàn cám dỗ, do đó những câu chuyện ngắn như dưới đây là rất cần thiết. Chúng không những mang lại tràng cười sảng khoái mà còn thức tỉnh nhân tâm, giúp bạn vượt qua mọi cám dỗ.
Thạch Thành Kim, tự Thiên Cơ, hiệu Tinh Am Ngu nhân, là người Dương Châu, Giang Tô, sống vào đời vua Càn Long nhà Thanh. Ông đã để lại cho đời một trong 10 tập truyện cười hài hước nhất có tên “Cười đến tốt”, gồm 2 phần với khoảng 200 chuyện cười.
Ông nói: “Người dùng chuyện cười để mua vui, ta dùng chuyện cười để thức tỉnh lòng người; tuy là áo diệu về vui đùa, nhưng thích hợp làm kim châm độ thế“.
Chuyện cười thứ nhất: Nói một mạch 33 chữ khoe con trai
Một cặp phụ tử cùng đi trên đường thì gặp được một người xa lạ. Trong lúc chào hỏi, người này chỉ vào con trai hỏi: “Cậu này là ai vậy?“.
Người phụ thân trả lời: “Người này dù là con rể của cháu ngoại ruột đời thứ chín của Lại bộ Thượng thư, cực được Hoàng thượng sủng ái, nhưng là con trai ruột của tôi“.
Người đọc thử nghĩ xem, danh xưng con trai của người này còn cách nói nào dài hơn nữa sao?
Hễ có việc gì cũng muốn khoe khoang, trong nhà có thân thích địa vị cao quý thì nhất định phải nói ra, mọi người có cách nhìn thế nào về vấn đề này?
Thạch lão tiên sinh bình rằng: “Trong lòng có một thông gia địa vị cao quý, thuận miệng nhất định phải nói ra, chung quy là không biết ngại“.
Trong xã hội không chỉ có loại người thích khoe khoang sự giàu có, vinh hiển, địa vị cao quý, mà dạng người “chết muốn danh” cũng có không ít, sắp chết đến nơi cũng không thể buông xuôi, câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình.
Chuyện cười thứ hai: “Đề từ tốt” trên thọ quan
Có một vị Vương bà bà, gia đình giàu có nhưng có tính thích khoe khoang. Bà đã lớn tuổi nên muốn chuẩn bị thọ hòm, bà tìm một đạo sĩ đề tự cho mình, đưa ra lễ vật phong phú, yêu cầu đề tự phải tốt, phải nhiều, hơn nữa càng nhiều càng tốt, làm sao vẻ vang khắp quê nhà.
Đạo sĩ nghĩ mãi không ra danh xưng thích hợp, bèn đề từ: “Quan tài của Vương bà bà hàng xóm sát vách Tế tửu Quốc tử giám, Thị giảng Đại học sĩ Hàn lâm viện“.
Tế tửu là một chức quan triều Hán, do Tào Tháo lập ra, không có thực quyền. Thị giảng Đại học sĩ là một chức quan vào triều Minh và triều Thanh, chủ yếu được phân bổ trong Nội các hoặc Hàn lâm viện.
Từ đề quan tài như vậy thì quả là không quá lời khi nói “chết muốn danh”!
Thạch Thành Kim là một lang trung không chỉ chẩn đoán bệnh tật thân thể mà còn trị bệnh tinh thần. Ông nhìn thấy toàn xã hội mắc một căn bệnh chung là đánh mất thiện tính, nên mới kê đơn thuốc “chuyện cười” làm kim châm đá, với mong muốn đề cao thế đạo, khôi phục thiện tính trong mỗi người.
Là người theo đạo Phật, ông tin rằng con người sinh ra bản chất đã là lương thiện, khi lớn lên mới dần dần bị mê muội trước danh lợi vật chất mà đánh mất thiện tính, cách sống bại hoại làm nhân tâm sa đọa, lâu ngày thành bệnh nan y, dù có uống thuốc tiên cũng không khỏi nỗi.
Ông hy vọng người nghe được chuyện cười của mình, câu chữ lọt vào tai không những sẽ bật cười, mà còn nghe được tâm cảnh trong đó, đây chính là người “cười đến tốt”, đến lúc đó “thiên lương nhân tính lập tức khôi phục, khắp nơi đều là người tốt“.
Dù đã qua gần 300 năm, nhưng ngày nay khi đọc “cười đến tốt” người ta vẫn nhận được báu vật trong tiếng cười, khiến người cười vui, giúp người tỉnh ngộ.
Tú Văn biên dịch