Có một lý thuyết được gọi là “quy tắc 5 giây” trên khắp thế giới, cũng như “quy tắc 3 giây”, “quy tắc 7 giây”, “quy tắc 5 phút”, v.v. có liên quan đến việc thực phẩm có thể tiếp tục được ăn sau khi nó chạm đất.
Lý thuyết cốt lõi chính là: “Nếu thức ăn có thể được nhặt lên trong vòng 5 giây sau khi rơi trên mặt đất, thì chúng ta có thể yên tâm ăn thức ăn đó”. Lý thuyết này cho rằng bất kỳ vi khuẩn hoặc vật chất có hại nào cũng không thể xâm nhập vào các chất như thực phẩm trong vòng 5 giây.
Những người ủng hộ lập luận này tin rằng thực phẩm sẽ không bị nhiễm vi khuẩn có hại trong vòng 5 giây và có thể yên tâm ăn. Ví dụ, khi chiếc bánh mì trên tay bạn vô tình rơi xuống đất, chỉ cần bạn cúi xuống nhặt nhanh lên, thì chiếc bánh mì đó lại ở trạng thái như cũ, như thể việc đánh rơi vừa xảy ra chưa từng xảy ra. Phải nói rằng, “quy tắc 5 giây” không đúng khi áp dụng cho một số thực phẩm, chẳng hạn như kem, thạch, bánh pudding, v.v. hoặc khi phần nhân của bánh mì bị rớt xuống đất.
Không biết phiên bản gốc là gì hoặc ai đã đưa ra tuyên bố mới nhất, nhưng một số người cho rằng lý thuyết “quy tắc 5 giây” có thể được tạo ra để giảm lãng phí thực phẩm, giống như một số câu chuyện cổ tích dùng để giáo dục trẻ em.
Nếu làm rơi thực phẩm trên sàn sạch, vô trùng thì khi ăn tiếp sẽ an toàn. Tuy nhiên, “quy tắc 5 giây” được đề cập rằng vi khuẩn không thể xâm nhập thức ăn trong 5 giây là một ý kiến sai lầm, và đôi khi một sàn nhà tưởng như sạch sẽ lại vô cùng nguy hiểm. Vì không phải bụi bẩn làm ô nhiễm thức ăn mà là vi trùng mắt thường không nhìn thấy được, ví dụ nền bệnh viện thoạt nhìn không có một hạt bụi nhưng có thể có nhiều vi trùng hơn những nơi mà lâu ngày không được vệ sinh.Vì vậy không thể dùng mắt thường mà đưa ra kết luận.
Nghiên cứu thí nghiệm
Năm 2003, một nghiên cứu kéo dài 7 tuần tại Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Hoa Kỳ, khảo sát những sinh viên xung quanh xem họ nghĩ gì về “quy tắc 5 giây”, thì có đến 56% nam giới và 70% phụ nữ có sự tồn tại của lập luận này. Hơn nữa phụ nữ có mức độ chấp nhận cao hơn nam giới, họ nghĩ rằng các loại thực phẩm như bánh quy và kẹo sẽ phù hợp với quy tắc này hơn các loại thực phẩm như súp lơ.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Jillian Clark, một thực tập sinh cao cấp vào thời điểm đó, người cùng với Meredith Iger, đã lấy mẫu các sàn nhà khác nhau trong khuôn viên trường, sau đó đem chúng quan sát dưới kính hiển vi và nhận thấy rằng hầu hết các khu vực trên sàn đều không có vi khuẩn. Kết hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng thực phẩm an toàn khi thả trên sàn khô.
Clark sau đó đã kiểm tra xem sàn nhà bẩn có thể thực hiện “quy tắc 5 giây” hay không, và anh phát hiện ra rằng vi khuẩn E.coli phổ biến trên cả sàn nhẵn và thô trong phòng thí nghiệm. Anh đặt bánh quy và kẹo dẻo trên sàn nhà và sau đó phát hiện dưới kính hiển vi rằng cả hai đều có một số lượng lớn vi khuẩn, mặc dù cả hai chỉ tiếp xúc với mặt đất chưa đầy 5 giây, điều này phá vỡ “quy tắc 5 giây”. Nghiên cứu này đã giành được giải Nobel về sức khỏe cộng đồng năm 2004.
Tử Vi (Theo Vision Times)