Hiện nay, bởi tính tiện lợi nên người ta thường ưa chuộng dự trữ các thực phẩm chế biến sẵn trong nhà. Trong đó đa phần là các thực phẩm siêu chế biến và các thực phẩm chế biến. Theo chứng minh, các thực phẩm siêu chế biến rất hại cho sức khỏe người dùng, vậy làm cách nào để có thể chọn lựa được thực phẩm ít thành phần độc hại nhất có thể?
Hầu như tất cả các cửa hàng và siêu thị (nơi được xem là lối ra chủ yếu của thực phẩm chế biến) đều “bỏ qua một khu vực quan trọng” hoặc “điều tồi tệ nhất trong chế độ ăn uống” với thực phẩm chế biến.
Và có lẽ kể từ khi chúng ta được nghe về những tác hại nguy hiểm của chúng đối với cơ thể mình, thì cũng là lúc chúng ta nên được khuyến khích tránh xa thực phẩm chế biến dù vì bất kỳ lý do nào.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, có thể bạn sẽ nhận thấy sự xuất hiện của một thuật ngữ mới xung quanh những bản tin dinh dưỡng. Nó được gọi là “thực phẩm siêu chế biến”. Hiện tại đây được xem là loại thực phẩm nằm trong tiêu đề của các cuộc nghiên cứu khoa học. Cụ thể là các nhà nghiên cứu đang kiểm tra tác động của nó đối với những rủi ro sức khỏe.
Vậy sự khác biệt giữa thực phẩm chế biến “thông thường” và thực phẩm “siêu” chế biến là gì? Sự khác biệt này có ý nghĩa gì đối với sức khỏe của bạn?
Thực phẩm chế biến
Theo định nghĩa chuyên ngành, thực phẩm chế biến là loại thức ăn được biến đổi từ hình thức ban đầu của nó.
Theo đó Hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế cũng đưa ra định nghĩa về thuật ngữ chế biến là “bất kỳ sự thay đổi có chủ ý nào trong một loại thực phẩm xảy ra trước khi nó có sẵn cho chúng ta ăn”.
Như vậy quá trình gia nhiệt, dán nhãn, đóng hộp và sấy khô đều được coi là các hình thức xử lý. Thậm chí một số định nghĩa còn bao gồm cả hình thức làm lạnh trong hỗn hợp.
Nói cách khác trừ khi chúng ta hái quả táo trực tiếp trên cây hoặc uống sữa tươi trực tiếp từ một con bò, thì đó mới là loại thức ăn không chế biến. Còn lại phần lớn những loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng đã được xử lý kỹ thuật triệt để.
Nhưng không may là các nghiên cứu về thực phẩm chế biến cho thấy nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho con người. Bao gồm cả nguy cơ gia tăng bệnh béo phì và ung thư.
Thực phẩm siêu chế biến
Cho đến thời điểm hiện tại các thông số thông tin về loại thực phẩm siêu chế biến vẫn chưa được công khai một cách rõ ràng như thực phẩm chế biến. Do đó định nghĩa về thuật ngữ được đề cập sẽ có sự lý giải khác nhau tùy thuộc vào người được hỏi.
Theo các báo cáo cho thấy: Ý tưởng về loại thực phẩm siêu chế biến lần đầu tiên được một nhóm các nhà nghiên cứu dinh dưỡng Brazil giới thiệu trong nghiên cứu năm 2016. Nó đã khiến cho loại thực phẩm chế biến bị phân chia thành một hệ thống phân loại gọi là NOVA.
Trong đó ở một đầu của phổ NOVA là các thực phẩm chưa qua chế biến, hoặc được chế biến tối thiểu như trái cây, rau tươi và trứng. Chúng là những loại thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc khi nhìn vào một chế độ ăn uống lành mạnh.
Riêng ở đầu bên kia của NOVA là loại thực phẩm siêu chế biến. Nó được định nghĩa như là “công thức công nghiệp với 5 thành phần trở lên”.
Và kể từ nghiên cứu năm 2016 trở đi đã có nhiều công trình tiếp theo (tìm hiểu về tác động của thực phẩm siêu chế biến) sử dụng các định nghĩa khác nhau về chúng. Nhưng có vẻ như không một bộ tiêu chí nào nhận được sự chấp thuận.
Nó giống như những gì mà chuyên gia dinh dưỡng Carrie Gabriel đã nói: “Tôi rất muốn nói rằng có sự đồng thuận về các định nghĩa dành cho thực phẩm chế biến và siêu chế biến, nhưng thực tế tôi lại thấy có rất nhiều lý lẽ tranh luận dựa trên các tiêu chí của một hay nhiều người khác nhau”.
Về bản chất việc ghi lại định tính chính xác của thực phẩm siêu chế biến vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên hầu hết các định nghĩa hiện nay cho thấy: Những thay đổi của một loại thực phẩm chế biến thông thường giúp nó trở thành thực phẩm siêu chế biến xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá trình sản xuất thức ăn. Nó được gọi là sự chế biến thứ cấp.
Các giai đoạn của thực phẩm chế biến
Quá trình chế biến thực phẩm điển hình thường diễn ra trong ba giai đoạn. Vì vậy việc nắm rõ ba giai đoạn này có thể giúp chúng ta xác định được cách thức sản xuất của thực phẩm chế biến để đưa ra tiêu chuẩn riêng cho mình là gì.
Trong đó giai đoạn đầu tiên hay còn gọi là giai đoạn chính của chế biến liên quan đến việc đảm bảo rằng thực phẩm có thể ăn được. Do vậy quá trình thu hoạch ngũ cốc, bóc vỏ cho hạt và giết mổ gà đều được coi là giai đoạn chế biến sơ cấp.
Nếu như loại thực phẩm nào chưa trải qua giai đoạn chế biến trên, thì được xem là thực phẩm “nguyên chất” lành mạnh.
Kế đến, ở giai đoạn thứ hai thực phẩm có thể được nướng, đông lạnh và đóng hộp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp hơn.
Cuối cùng là giai đoạn xử lý thứ ba hay còn gọi là chế biến thứ cấp. Tại đây các nhà sản xuất sẽ thêm vào những hoạt chất tăng cường hương vị, đường, chất béo và chất bảo quản hóa học. Sau đó các loại thực phẩm sẽ được biến đổi thành siêu thực phẩm theo cách xử lý công nghiệp.
Siêu chế biến là cách chế biến mới
Nói tóm lại các loại thực phẩm siêu chế biến có lẽ là thứ mà nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là thực phẩm chế biến. Đó là những loại thực phẩm sáng bóng được đóng gói cẩn thận.
Và tương tự như hệ thống phân loại NOVA, nhiều nhà chức trách đã chấp thuận một danh sách dài các thành phần được xem là chỉ báo chính về siêu thực phẩm chế biến.
Theo đó một nghiên cứu vào năm 2016, nó đã kiểm tra mức độ phổ biến của các thành phần bên trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Đối tượng nghiên cứu của họ chính là công thức tạo nên thực phẩm siêu chế biến mà trong đó “ngoài đường, dầu ăn và chất béo, nó còn bao gồm cả các hoạt chất không được sử dụng trong việc chế biến thực phẩm”.
Tiếp đến các tác giả nghiên cứu còn đưa vào danh sách trên bất cứ thứ gì được sử dụng như là chất phụ gia để tái tạo lại những phẩm chất của thực phẩm “tự nhiên”.
Tại thời điểm này bà Gabriel nói rằng: “Tôi thích định nghĩa (về siêu thực phẩm) là sự bổ sung đường, muối ,dầu ăn và chất béo để hỗ trợ cho hương vị vào quá trình bảo quản”.
Tuy nhiên tất cả những “tính năng bổ sung” này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Nhất là khi lượng đường muối và dầu ăn dư thừa trong chế độ ăn uống được biết đến như là thứ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tình trạng sức khỏe theo hướng tiêu cực.
Hãy tránh xa thực phẩm siêu chế biến
Việc hiểu rõ cách thức xử lý của thực phẩm siêu chế biến có thể là một bước ngoặt hữu ích giúp chúng ta ghi nhớ việc giảm thiểu lượng thức ăn từ nhóm thực phẩm này. Theo đó bạn cần siêng năng đọc nhãn dán để chọn được cho mình những sản phẩm có ít thành phần độc hại hơn.
Bên cạnh đó việc tự nấu ăn ở nhà cũng là một phương pháp tốt để cắt giảm hàm lượng thực phẩm siêu chế biến trong bữa ăn. Bởi bạn cần biết rằng những món ăn tại nhà hàng (đặc biệt là thức ăn nhanh) chỉ nổi tiếng về công thức chế biến món ăn của họ (để có được một hương vị riêng), chứ chúng hoàn toàn không phải là một món ăn dinh dưỡng.
Tuy nhiên có một thực tế là đối với một số loại thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến sẽ đem đến vài khó khăn cho người dùng. Nó bao gồm cả vấn đề liên quan đến khả năng chi trả, tính khả dụng hoặc khả năng truy cập.
Giải pháp tốt nhất khi này chính là bạn cần thực hiện một số thay đổi nhỏ để tùy chỉnh lượng thực phẩm siêu chế biến trong chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là biểu đồ giúp mọi người thực hiện việc hoán đổi thông minh nói trên:
Thực phẩm siêu nhân biến |
Thực phẩm chế biến |
Phiên Bản tại nhà |
Ngũ cốc ngọt ăn sáng |
Cám ngũ cốc |
Bột yến mạch làm bằng yến mạch cán nhỏ kết hợp với mật ong |
Coca cola |
Nước có ga với hương vị nhân tạo |
Nước soda hoặc nước có ga không mùi |
Lát bánh khoai tây chiên |
Lát bánh mì ngô |
Hãy tạo ra món ăn cho mình bằng lát bánh mì ổ dẹp |
Bánh mì trắng |
Bánh mì nguyên cám với thành phần tối thiểu |
Làm bánh mì tại nhà |
Gà rán |
Cửa hàng gà nướng |
Gà nướng dầu |
Thanh kẹo ngọt với danh sách dài các hương vị |
Thanh kẹo đơn giản với danh sách thành phần ngắn |
Sôcôla đen hình vuông |
Cà phê Starbucks Frappuccino |
Cà phê lạnh mua ở cửa hàng |
Cà phê phin |
Mảnh khoai tây nghiền |
Khoai tây đông lạnh |
Khoai tây tươi nguyên chất |
Nước uống tăng lực |
Nước ngọt trái cây |
Nước cam ép tươi |
Thanh bánh granola có hương liệu, đường và chất bảo quản bổ sung |
Thanh bánh granola với chất phụ gia tối thiểu |
Hãy làm cho mình những chiếc bánh granola |
Bánh phô mai với hương liệu nhân tạo |
Bánh có hương liệu tự nhiên |
Bánh mì Ngũ cốc nguyên hạt kèm với lát phô mai |
Ở thời điểm hiện tại, cùng với các nghiên cứu về chế độ ăn uống chúng ta đã biết được loại thực phẩm nào được gắn nhãn xã hội là “xấu” và “tốt”, nhưng nó thực sự không đơn giản như vậy.
Bởi bên trong một số loại thức vẫn ăn tồn tại rất nhiều nhiên liệu và chất độn thực phẩm. Chúng thật sự có mối liên hệ bền chặt với nhau.
Chính vì vậy trong lần ghé thăm cửa hàng tạp hóa kế tiếp, bạn hãy nhớ rằng không phải tất cả các loại thực phẩm “đã chế biến” đều là thứ không tốt dành cho bạn.
Vậy còn thực phẩm siêu chế biến thì sao? Ở đây bạn cần biết rằng nó chỉ là loại thực phẩm không tốt nếu được dùng với số lượng lớn. Điều này hoàn toàn không liên quan đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy tốt nhất trước khi cho thức ăn vào giỏ hàng, bạn cần tự vấn bản thân và kiểm tra đường ruột của mình.
>>> 80% thực phẩm chế biến ở Mỹ bị cấm tại nhiều quốc gia khác
>>> Mối liên hệ giữa ung thư và “thực phẩm siêu chế biến”, cách nhận biết chúng
Tú Văn, theo theepochtimes