Trong dân gian hiện nay lưu truyền câu nói “muốn sống thường thọ, hãy ăn đậu đen”. Thật vậy, Đông y xem đậu đen là thực phẩm dưỡng sinh truyền thống.
Đông y có câu nói nổi tiếng rằng, bác sĩ tốt nhất là chính mình, bệnh viện tốt nhất là nhà bếp. Điều này nghe có vẻ lý thuyết, nhưng chiêm nghiệm thực tế thì đúng là như vậy nếu bạn quan tâm tới những giải pháp ăn uống hỗ trợ sức khỏe.
75 tuổi mắc bệnh nặng, hồi phục thần kỳ
Ông Thường Thiệu Phân, 91 tuổi, người Trung Quốc mới đây đã chia sẻ về bài thuốc vô cùng đơn giản nhưng lại có thể giúp ông chữa được bệnh huyết áp, mỡ máu, chắc xương khớp.
Ông Thường kể, khi 75 tuổi, ông mắc bệnh xơ cứng động mạch não, mặc dù sau đó chữa trị trong một thời gian dài có đỡ hơn, nhưng di chứng để lại rất nhiều vấn đề rắc rối. Cả cơ thể sờ vào đâu cũng có bệnh, đau mỏi khắp nơi.
Nghe thông tin từ con trai ông hướng dẫn, ông làm món đậu đen ngâm giấm để tự chữa bệnh. Không ngờ sau vài tháng sử dụng, sức khỏe của ông có sự thay đổi rất lớn.
Ông cảm thấy chân tay bắt đầu có chút sức lực, răng miệng đặc biệt tốt, không còn cảm thấy có bệnh về tim, não, các bệnh của người già trước đây cũng nhờ đó mà giảm đi rất nhiều, vô cùng kỳ diệu, bản thân ông cũng rất ngạc nhiên.
Không chỉ cá nhân ông áp dụng thành công, mà bạn bè trong làng cũng học theo phương pháp này, sức khỏe của họ cũng được cải thiện hơn trước.
Món đậu đen ngâm giấm có gì đặc biệt?
Ông Thường cho biết: “Đừng đánh giá thấp muỗng đậu đen này. Trong nhiều năm qua, chúng có vai trò đặc biệt lớn đối với sức khỏe của tôi. Có rất nhiều hàng xóm của tôi cũng đã học theo cách này, đặc biệt là người mắc bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu đều có thể chữa khỏi”.
Tại sao vài thìa đậu đen ngâm giấm lại có tác dụng kỳ diệu như vậy? Theo Đông y, đậu đen vốn là thực phẩm dưỡng sinh truyền thống. Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền câu nói “muốn sống thường thọ, hãy ăn đậu đen”.
Trong cuốn sách về y dược của Trung Quốc “Bản thảo cương mục” có nêu ví dụ nuốt hạt đậu đen vào buổi sáng giúp con người sống khỏe, sống thọ.
Bên cạnh đó, khi kết hợp đậu đen và giấm, các thành phần trong giấm và đậu đen có thể phát huy tối đa tác dụng, tạo nên lợi ích kép do kết hợp thực phẩm, hoàn toàn coi đây là giải thích có căn cứ khoa học.
1. Tác dụng giảm mỡ máu
Đậu đen có chứa một lượng lớn glycinin có thể làm giảm cholesterol, acid linoleic, acid linolenic, lecithin và các axit béo khác. Các thành phần hữu ích này có thể làm mềm mạch máu, giãn nở các mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Viện Sinh học Nhật Bản đã nghiên cứu cho thấy tác dụng của đậu đen ngâm giấm có hiệu quả trong việc hạ lipid máu, nghiên cứu này cũng cho thấy việc ăn đậu đen ngâm giấm trong 8 tuần thì có tới hơn 80% số người có chỉ số lipid giảm.
2. Tác dụng làm hạ huyết áp
Trung tâm y tế Y học Thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang (TQ) tiến hành một nghiên cứu trên 60 người mắc bệnh cao huyết áp và cho ăn đậu đen ngâm giấm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hạ huyết áp của nhóm bệnh nhân thử nghiệm có tác dụng rõ ràng.
3. Điều trị các bệnh mãn tính
Giấm ngâm đậu đen còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân, bổ thận, sáng mắt, giúp tóc đen hơn, hạn chế tóc bạc. Cải thiện các triệu chứng táo bón mãn tính, huyết áp cao, cholesterol cao, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt, tóc bạc sớm, bệnh tim mạch vành.
Một số người ăn trong 2 tháng nhận thấy tác dụng cụ thể như hạn chế được chứng rụng tóc, tái mọc tóc mới.
4. Cải thiện thị lực
Tại sao đậu đen có thể ức chế việc giảm thị lực? Bởi vì chất chống oxy hóa anthocyanin có lợi cho mắt có rất nhiều trong đậu đen. Bên cạnh đó, do rất giàu vitamin A, khi ngâm giấm sẽ làm cho đậu giải phóng các chất, góp phần giúp cơ thể hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng.
Vì vậy, ăn đậu đen ngâm giấm có thể cải thiện thị lực, giúp bạn phòng tránh một phần tác hại khi xem máy tính, TV, điện thoại quá lâu, các hiện tượng đau mỏi mắt, khô mắt cũng sẽ được cải thiện. Những người có bệnh về mắt khác cũng nhận được những tác dụng tốt.
Nguyên liệu:
– 500g đậu đen, tốt nhất là dùng loại đậu đen xanh lòng.
– 1 chai giấm.
Cách làm:
– Rửa sạch đậu bằng nước lạnh.
– Để đậu ở nơi khô ráo, phơi khô, đảo đậu cho ráo nước hoàn toàn.
– Khi đậu khô vỏ thì cho vào bình thủy tinh miệng rộng có nắp đậy, tiếp tục cho giấm vào ngập đậu. Số lượng đậu chỉ nên chiếm khoảng 2/3 bình, để dành không gian khi đậu nở ra.
– Khi giấm ngấm hết vào đậu khoảng một nửa thì có thể rót thêm giấm.
– Trên nắp bình cần ghi chú ngày tháng ngâm, để canh chừng thời gian ngâm đủ. Đậy kín nắp bình, để nơi thoáng mát đủ 2 tháng là có thể sử dụng.
Cách ăn:
Mỗi ngày ăn 2 thìa, nếu người có đường ruột không tốt, thì có thể làm ấm lên để ăn hoặc có thể trộn thêm một chút mật ong ăn cùng.
Lưu ý:
Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính có triệu chứng suy thận không nên ăn đậu đen, vì nó có chứa chất purine gây suy thận ở những bệnh nhân có acid uric cao.
Đậu đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh. Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Theo Soha.vn