Công việc khó nhất vũ trụ mà bạn có thể nghĩ đến là gì? Xây dựng, khai thác? Đó là công việc liên quan đến hoạt động thể chất. Thế còn phẫu thuật não, hoặc làm thế nào một phi hành gia sửa chữa trạm vũ trụ? Những công việc này được cho là khó khăn nhất, và không còn gì để nghi ngờ về điều đó. Để trở nên tinh thông một lĩnh vực nào đó đòi hỏi sự tận tụy, với nhiều năm rèn luyện. Tuy nhiên, có một công việc được cho là khó nhất trong tất cả. Vậy, đó là việc gì?
“Mọi người đều nghĩ đến việc thay đổi thế giới, nhưng không ai nghĩ đến việc thay đổi chính mình” – Leo Tolstoy
Không phải tự cải thiện kỹ năng nói trước đám đông hay luyện cơ bụng 6 múi. Không phải là những công việc này, vì rất nhiều người có thể thực hiện nó. Những công việc này chỉ đòi hỏi một chút nỗ lực và thời gian, nhưng cũng không thể so sánh với một vận động viên Olympic hoặc một luật sư.
Thật ra, khi tự hoàn thiện đạt đến cấp độ này, nó không còn được gọi là tự hoàn thiện – nó gọi là tu luyện. Cũng giống như trồng cây, bạn cần liên tục dọn sạch cỏ dại, loại bỏ sâu bệnh và đảm bảo đất được tưới nước và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng. Vậy thì tu luyện khó khăn đến mức nào?
Hầu như tất cả chúng ta đã cố gắng nuôi dưỡng một thói quen tốt hơn trong cuộc sống. Đó có thể là đi đến phòng tập thể dục, cắt giảm đồ ăn vặt, hoặc đơn giản là nỗ lực để không thêm “một ly cuối”. Một số ít thực hiện một số thói quen mới, nhưng hầu hết từ bỏ, và những người còn lại cũng sẽ dẫm theo vết xe đổ sau một thời gian nữa.
Chúng ra sẽ đề cập đến trường hợp của các quyết định đơn lẻ (như bỏ hút thuốc) mà không phải toàn bộ thói quen (như trở thành một người khỏe mạnh). Tuy nhiên, trước khi đi xa hơn, hãy nói về tu luyện là gì: Tu luyện là quá trình cải thiện bản thân, thông qua việc tự nhìn nhận và tự rèn luyện, để đạt được trạng thái giác ngộ tâm linh cao hơn. Vậy tu luyện có nghĩa là sống như một nhà sư?
Đúng vậy! Các nhà sư là những bậc tu hành. Không phải là những chuyên gia, những người coi nó như một công việc có trả lương và chăm sóc bảo hiểm.
Sự khác biệt giữa tự lực và tu luyện
Trước khi ngành công nghiệp tự lực (self-help) trở nên thịnh hành, chỉ có những giáo lý tâm linh và tôn giáo đề cập tới tu luyện. Tự lực bắt đầu trở nên phổ biến vào khoảng cuối những năm 1930, với Dale Carnegie và Napoleon Hill là những nhân tố đề xướng chính.
Tự lực nhắm mục tiêu nhiều hơn vào các hành động cá nhân, trong khi thực hành tâm linh chính là thay đổi cuộc sống. Tự lực giúp xây dựng sự tự tin và đưa ra những hứa hẹn, trong khi tu luyện lại giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa, hiểu được mục đích của sinh mệnh trong vũ trụ bao la này. Nhưng rồi, điều này đặt ra câu hỏi – tại sao phải tu luyện? Tu luyện để làm gì? Mục đích là gì đây?
Để bản thân trở nên tốt hơn là một mục đích cao quý. Tuy nhiên, diễn giải tầm quan trọng của tu luyện là không hề đơn giản. Một khao khát từ trong sâu thẳm nội tâm bắt đầu với câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đến thế giới này để làm gì? Mục đích sống của tôi là gì? Làm việc, ăn, ngủ, cười – liệu có phải là tất cả không?
Từ đó, một loạt các câu hỏi xuất hiện, khiến bạn bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và vai trò của sinh mệnh trong vũ trụ bao la này. Hầu hết mọi người trốn tránh cảm giác khó chịu này vì thiếu thốn các kích thích từ bên ngoài, trong khi những người khác, kiên trì hơn, đào sâu hơn để tìm câu trả lời. Và sau đó, những gì họ tìm thấy là, để hiểu bản thân, bạn cần bước vào tu luyện. Với những thay đổi về tâm trí và tư tưởng, bạn có thể hiểu rõ hơn một chút. Và rồi bạn cần tiếp tục và quá trình cứ thế tiếp diễn.
Tại sao lại khó như vậy?
Bạn có thể nghĩ mình ‘dễ uốn nắn’. Bạn có thể là bất cứ điều gì bạn muốn trở thành – chỉ cần có mong muốn và kỹ năng là đủ. Niềm tin này đã bị cản trở bởi các phương tiện truyền thông, giáo dục và giải trí. Bạn chỉ cần có lòng tin! Nhưng nó không dễ dàng, phải không?
Ở một mức độ nào đó, để thay đổi bản thân về thể chất đòi hỏi rất nhiều quyết tâm, nỗ lực và thời gian cho bất kỳ cải thiện đáng kể nào. Và sau đó để duy trì sự thay đổi đòi hỏi sự cống hiến mà ít ai bận tâm.
Cơ thể bạn rất dễ thích nghi. Yếu tố này tạo nên nhiều ưu điểm, nhưng trong một số trường hợp lại chính là nhược điểm. Chính nhược điểm này đã giới hạn bản thân bạn. Khi bạn nỗ lực để thay đổi, toàn bộ cơ thể sẽ kháng cự. Bộ não, cơ bắp và dây thần kinh cùng nhau ‘lật đổ’ những nỗ lực thay đổi bởi vì nó vốn dĩ không phải là bản nguyên của bạn.
Bộ phận mà bạn cần cải chính đã tích hợp mạnh mẽ với cơ thể của bạn. Vì vậy, khi bạn muốn thực thi sự thay đổi, nó dường như muốn xé nát bạn thành từng mảnh và bạn sẽ vô cùng thống khổ. Cơ thể kháng cự. Tâm trí kháng cự. Bạn phải tập trung ý chí cao độ phi thường để thực thi mong muốn thay đổi. Sau đó, bạn phải tiếp tục nỗ lực để duy trì các thay đổi mới cho đến khi nó trở thành một phần của bản thân.
Điều đó giống như lấy một mảnh thép (tức là tính cách bướng bỉnh của bạn), ‘bẻ gãy’ và rèn nó ngay lập tức với một cây búa trên lửa. Bạn phải thực hiện nhiều lần cho đến khi bạn cải chính toàn bộ bản thân mình. Bạn có thể chịu đựng? Bạn có đủ nhẫn nại để thực thi nó suốt một chặng đường dài?
Khi ai đó làm tổn thương bạn, coi thường bạn, xúc phạm bạn, phản bội bạn thì liệu bạn có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực trong khi bạn cảm thấy vô cùng thống khổ? Chỉ thêm một chút nữa thôi mọi thứ có thể sụp đổ. Ngay lúc đó, mọi vấn đề dường như đổ ập lên đầu bạn, một rắc rối khác lại bất ngờ tấn công bạn. Bạn sẽ làm gì? Bạn có thể thực hiện điều đó để vượt qua và tiếp tục tiến về phía trước?
Khi bạn làm điều này và thực hiện những nỗ lực phi thường để tự hoàn thiện bản thân, thì bạn đã làm được một việc mà số ít người trên Trái đất có thể đạt được, đó chính là tu luyện. Và đó là lý do tại sao tu luyện là một công việc khó khăn nhất trong vũ trụ.
Lương Phong (Theo Vision Times)