Phật giáo giảng rằng tất cả các sinh mệnh và tồn tại vật chất phân thành hai tầng là “thắng nghĩa” và “thế tục”, thắng nghĩa chính là bản chất nhất, là phạm trù siêu việt, vượt qua khả năng miêu tả của ngôn ngữ thế tục, cũng là cảnh giới cuối cùng mà người tu hành muốn đạt tới.
Tầng thế tục là cảnh giới bên ngoài mà con người có thể nhận biết được, trong cảnh giới này có đủ loại hiện tượng mà chúng ta hiểu rõ cũng như không hiểu rõ, từ nhỏ như hạt bụi, con kiến đến thần linh, tam thiên đại thiên thế giới, căn nguyên của nhân quả, lục đạo luân hồi (kể cả Thiên đạo, A Tu La, nhân loại, bàng sinh, quỷ đói và chúng sinh địa ngục)… chính là tất cả chân lý nội trong tầng thế tục mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng.
Trước đây phương thức nghiên cứu của khoa học là chỉ nghiên những sự vật mà họ có khả năng nhận thức được, còn những hiện tượng sờ không được, nhìn không thấy nhưng tồn tại một cách khách quan như linh hồn, thần linh, tín ngưỡng, tôn giáo thì họ không lại không động chạm đến, vì thế làm cho đến tận bây giờ khoa học vẫn chưa tiến vào được những lĩnh vực thần bí. Hiện nay đáng mừng là khoa học đã bắt đầu nghiên cứu đến những điều huyền bí tồn tại khách quan, mà họ gọi là khoa học học huyền bí, trong đó linh hồn của con người là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất. Qua rất nhiều kết quả nghiên cứu, rất nhiều khoa học gia đã thừa nhận sự tồn tại của linh hồn con người sau khi chết, họ nói rằng người chết không như đèn tắt, mà vẫn còn có linh hồn, linh hồn là phi vật chất, vô hình, thuộc về không gian khác không chịu sự tác động ước chế của không gian vật chất này của chúng ta.
Nhà khoa học William William Barrett người đã có 50 năm nghiên cứu về trải nghiệm cận cử và chết lâm sàng nói: “Thế giới linh hồn xác thực là có tồn tại, linh hồn không bị chết, và cẫn có thể liên lạc thông tin với người thế gian chúng ta. Hiện nay nghiên cứu về trải nghiệm khi cận tử và chết lâm sàng được liệt vào khoa học về sinh mệnh, là tuyến ngoài cùng của khoa học, các nhà khoa học còn thành lập Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu trải nghiệm cận tử và chết lâm sàng, thu thập một lượng lớn các thí dụ sinh động về sự tồn tại của linh hồn, trong đó có rất câu chuyện được kể lại từ những người đã trải qua khoảng khắc cận tử hoặc chết lâm sàng nhưng sau đó sống sót, thí dụ như câu chuyện của tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Hemingway khi tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1918, lúc đó một quả lưu đạn do một binh sĩ người Áo ném về phía ông phát nổ, sau đó ông cảm thấy linh hồn hay cái gì đó từ thân thể mình đi ra, như một chiếc khăn lụa được kéo ra, giống như lôi khăn lụa ra từ túi áo. Linh hồn phiêu đãng khắp nơi, rồi quay lại đi vào thân thể, sau này ông viết trải nghiệm của mình trong cuốn sách A Farewell to Arms.“
Trong kinh phật viết rằng con người trong lúc cận tử sẽ gặp người thân đã qua đời trong trạng thái trong trạng thái trung âm. Ví dụ như Tưởng Vĩ Quốc trong giờ phút cận tử, đã thấy người cha đã qua đời từ rất lâu của mình Tưởng Giới Thạch một cách rất rõ ràng, có cả quốc phụ Tôn Trung Sơn và Đới Quý Đào cùng các trưởng bối khác đến để thăm ông, ông còn nhìn thấy Quan Thế Âm mặc áo trắng, lúc phóng viên tờ báo Ctweekly phỏng vấn, ông Tưởng Vĩ Quốc nói, chắc chắc các bạn sẽ nói rằng đây là một loại ảo giác, nhưng đối với tôi thì nó rất rõ ràng, vô cùng xác thực.
Nhà khoa học người Anh Andrew Huxley người đoạt giả Nobel y học năm 1963 thừa nhận rằng tư tưởng con người là “Phi vật chất” tồn tại độc với thân thể con người, sau khi đại não của thân thể chết, tư tưởng vẫn tồn tại ở không gian khác, vẫn có hình thái hoạt động của sinh mệnh và có thể là vĩnh viễn bất diệt. Tiến sĩ người Mỹ Roger Sperry người đoạt giải Nobel y học năm 1981 nói rằng: “Chính con người là một loại phi vật chất mới“. Điều cũng đã được xác minh trong khoa học về sinh lý, học giả về thần kinh sinh lý người Canada tiến sĩ Pan Feite cũng cho rằng con người không chỉ có thân thể vật chất, mà còn có linh hồn dưới dạng vô hình, phi vật chất. Chúng ta đã biết trong Phật giáo luận về thế tục, chỉ ra thân thể phi vật chất của con người phưu lưu trong tam giới luân hồi, chỉ khi đạt đến được mục đích giải thoát, thì nó mới thoát khỏi luân hồi, đó cũng là mục đích cuối cùng của người tu luyện, trong Phật gọi là đắc chính quả. Mặc dù khoa học hiện nay đang phát triển rất nhanh, nhưng mà lý luận này vẫn là cần qua kiểm tra bằng thí nghiệm, tiến sĩ người Anh Donald Mackay nói: “Cho đến nay chưa có một loại học thuyết nào có thể phủ nhận lý luận ‘sinh mệnh có linh hồn'”.
Lê Hiếu dịch từ Karmaedu