“Cách Big Oil thống trị thế giới” là tuyệt tác báo chí điều tra của James Corbett, hé lộ những mảng tối lớn kể về việc ngành công nghiệp dầu mỏ định hình và cai trị thế giới mà chúng ta đang biết hiện nay, điển hình là gia tộc Rockerfeller.
Big Oil là những công ty dầu khí lớn nhất thế giới.
“Từ nông nghiệp cho tới dược phẩm, xe tải chạy dầu cho tới đĩa ăn tối, đường ống cho tới các sản phẩm bằng nhựa, không có lĩnh vực nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay là không chịu tác động của ngành công nghiệp hóa dầu.
Lịch sử dầu mỏ là lịch sử thế giới hiện đại. Và đây là câu chuyện của những người định hình thế giới, và cách mà các đế chế dầu mỏ do họ tạo ra sắp sửa độc quyền cuộc sống của chúng ta”.
Corbett đã mô tả chi tiết những câu chuyện bẩn thỉu thuở sơ khai của những “đế chế dầu mỏ” hiện nay. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết đến cái tên Rockefeller, nhưng có lẽ ít người biết một cách chân thực đến lịch sử trỗi dậy của cái tên ấy.
Big Oil – Ngành công nghiệp được tạo nên từ lừa dối
Corbett cho hay, một số chi tiết nhất định trong những câu chuyện của Big Oil khá nổi tiếng, trong khi những số khác lại ít người biết đến. Câu chuyện bắt đầu ở vùng nông thôn bang New York đầu thế kỷ 19, với William Avery Rockefeller, “gã bán dầu rắn độc” chân chính với cái tên tưởng tượng là “Bác sĩ Bill Livingston”.
Mặc dù không phải là bác sĩ cũng như chuyên gia về ung thư, nhưng Rockefeller, hay còn gọi là “Bác sĩ Livingston,” hay “Bill Quỷ dữ,” rong ruổi khắp nước Mỹ để thuyết phục người ta mua thứ thuốc “Rock Oil” chống ung thư của mình – “hỗn hợp vô dụng giữa thuốc nhuận tràng và dầu mỏ chẳng có tí chút công dụng nào”, Corbett cho biết.
William Avery Rockefeller có rất nhiều con với 3 người phụ nữ, và lấy tên Livingston sau khi bị truy tố vì tội hiếp dâm năm 1849. Một trong những đứa trẻ đó là John D. Rockefeller, người đã trở thành tỷ phú đầu tiên của thế giới sau khi thành lập công ty Standard Oil.
Corbett viết:
“Khi ông ta không phải chạy trốn khỏi họ hoặc biến mất liên tục trong mấy năm, [William Avery Rockefeller] sẽ dạy lũ trẻ nhà mình những mánh khóe bán hàng xảo trá của hắn. Ông ta đã từng có lần khoác loác về kỹ năng dạy con của mình: ‘Tôi lừa lũ con trai của mình bất cứ khi nào có thể. Tôi muốn khiến chúng trở nên khôn ngoan’”…
“Thế giới chúng ta đang sống hôm nay là thế giới được tạo ra trong tưởng tượng của Bill Quỷ dữ. Đó là một thế giới được hình thành trên sự dối trá, lừa đảo và sự ngây thơ của công chúng không bao giờ thông minh hơn trước những trò lừa đảo mà nhà Rockefeller và những kẻ cùng một giuộc với họ đã sử dụng để định hình thế giới trong một thế kỷ rưỡi vừa qua”.
Sự ra đời của ngành công nghiệp dầu mỏ
Một nhân vật có bối cảnh “đáng ngờ” tương tự là “Đại tá” Edwin Drake, người phục vụ trên tàu lửa thất nghiệp nhưng đã xoay sở kiếm cho mình công việc ở Công ty Dầu mỏ Rock Pennsylvania sau khi gặp được những người sáng lập công ty này là George Bissell và James Townsend tại khách sạn.
Danh hiệu “Đại tá” được Bissell và Townsend đặt cho ông ta, vì họ nghĩ rằng như thế có thể giúp ông “giành được sự kính trọng của người dân địa phương” khi Drake đi khai thác dầu Seneca để mang về cho công ty chưng cất thành kerosen (dầu thắp đèn).
Nhiệm vụ của ông ta là phải khai thác đủ dầu Seneca để công ty có thể thu về lợi nhuận – việc hóa ra lại khó hơn tưởng tượng, vì dùng các phương pháp thông thường không thể thu được một lít dầu nào hết.
Cuối cùng, ông thử khoan xuống lớp đá phiến sét ở sâu dưới lòng đất để tới được những túi dầu lớn hơn, và vào ngày 28/8/1859 – đúng vào cái ngày Drake tiêu hết những đồng tiền cuối cùng – dầu bắt đầu phun lên từ mặt đất. Và kể từ đó, một ngành công nghiệp mới ra đời.
Không lâu sau đó, các ngôi nhà và nhà máy trên khắp thế giới đều sử dụng dầu đèn chưng cất từ dầu thô để thắp sáng, và những người khai mỏ trên khắp đất nước bắt đầu đổ tới Pennsylvania để tìm kiếm “vàng đen.”
Một trong số đó là John D. Rockefeller, nhân viên kế toán đến từ Cleveland, người mà theo Corbett, có hai tham vọng trong đời: “Kiếm được 100.000 USD và sống tới 100 tuổi”. Với khoản vay 1.000 đô là từ cha, “Bill Quỷ dữ”, John. D Rockefeller bắt đầu đi tìm vận may cho mình.
Độc quyền Standard Oil
Sau một chuỗi thương vụ hợp tác và sáp nhập trong 7 năm, John D. Rockefeller cuối cùng đã hợp nhất thành công Standard Oil tại Ohio năm 1870.
Báo cáo viết:
“Năm sau đó, ông ta lặng lẽ đưa cái mà ông ta gọi là ‘kế hoạch của chúng tôi’ – chiến dịch thống trị ngành công nghiệp dầu dễ bay hơi – vào thực hiện. Rockefeller hiểu rằng nhà lọc dầu nào có chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ có thể khiến các đối thủ phải quỳ gối.
“Ông ta bí mật đi đêm với công ty đường sắt South Improvement Company. Bên đường sắt nhận được những đơn hàng lớn và thường xuyên, còn Rockefeller và các đồng minh của mình ký kết được chi phí vận chuyển thấp hơn nhiều những đối thủ đang còn ngơ ngác của mình”.
“Ida Tarbell, con gái của một nhà kinh doanh dầu, sau này nhớ lại chuyện những người như cha bà đã bối rối thế nào trước sự kiện này: ‘Một lời đồn bắt đầu xuất hiện trong các Khu Dầu Mỏ,’ bà viết”.
“‘Giá vận chuyển tăng cao…Hơn nữa… tất cả các thành viên của công ty South Improvement Company – một công ty chưa từng được nghe tới trước đây – đều được miễn…. Mọi người đều chỉ nói về một từ “âm mưu.”
Khi tới 40 tuổi, John D. Rockefeller đã kiểm soát 90% thị phần toàn ngành lọc dầu thế giới. Chỉ trong vòng vài năm (đầu 1880), ông ta cũng nắm trong tay 90% thị trường dầu, ⅓ các giếng dầu. Quyền lực và sức ảnh hưởng của ông ta là không thể cường điệu thêm một chút nào nữa.
Ông ta đã độc quyền trên quy mô quốc tế thứ hàng hóa quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới.
Theo chân Rockefeller là một nhóm những gia tộc giàu có khác, bao gồm gia đình Nobels, gia đình Rothschilds, gia tộc Hoàng gia Hà Lan và triệu phú William Knox D’arcy, người đầu tiên đào trúng dầu ở vùng Ba Tư.
Những nhà “đại tư bản dầu mỏ” đầu tiên này trở nên giàu có kinh khủng. Và khi hàng tỷ người trở nên ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ ở gần như mọi khía cạnh của cuộc sống, thì quyền lực và sức ảnh hưởng của họ càng lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, dầu mỏ có thể bị thay thế bởi các nguồn năng lượng khác, nếu không có sự giật dây khôn ngoan của những “ông trùm dầu mỏ” đời đầu này.
Cái chết của xe điện và Thần May Mắn
Sự xuất hiện của bóng đèn điện khiến thị trường dầu đèn suy giảm đáng kể và tạm thời đe dọa độc quyền dầu mỏ. Nhưng dầu đèn nhanh chóng được thay thế bởi xăng để chạy những động cơ hai thì do kỹ sư người Đức Karl Benz phát minh.
Năm 1888, Benz Motorwagen trở thành chiếc xe ô tô thương mại đầu tiên ra mắt công chúng. Và với sự xuất hiện của nó, lợi nhuận của ngành dầu mỏ lại một lần nữa được bảo đảm. Nhưng sự độc quyền của nó thì không vững chắc như vậy.
Chiếc xe điện đầu tiên được chế tạo ra năm 1884, và tới năm 1897, xe điện trở nên phổ biến ở London. Tới đầu thế kỷ 20, 20% xe bán ra ở Mỹ là xe điện.
Corbett viết:
“Động cơ điện có ưu thế hơn động cơ đốt trong: chúng không cần dùng tới cần số hay cần quay tay để khởi động, không rung, không mùi hay tiếng ồn như những chiếc xe chạy bằng xăng. Thế nhưng Thần May Mắn lại một lần nữa can thiệp vào ngày 10/1/1901, khi những người đi tìm dầu dò trúng được mỏ Spindletop ở phía Đông Texas”.
“Giếng dầu đó phun ra 100.000 thùng mỗi ngày và mở màn cho giai đoạn bùng nổ tiếp theo của dầu mỏ, cung cấp một lượng dầu lớn với giá rẻ cho thị trường Mỹ và đẩy giá xăng giảm xuống. Không lâu sau những chiếc xe điện đắt tiền chỉ chạy được quãng ngắn bị bỏ xó và những chiếc xe ồn ào to lớn dùng động cơ xăng lại thống trị đường phố…”
Thú vị là, sự kiện biến John D. Rockefeller trở thành tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới thực ra lại nhằm để kiềm chế quyền lực đang dần không thể kiểm soát nổi của ông ta.
Nhiều cái nhìn chăm chút bắt đầu hướng đến Rockefeller khi gia tài của ông tăng lên, và vào ngày 15/5/1911, Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố Standard Oil là một công ty độc quyền cần phải “bị hạn chế giao dịch” và yêu cầu phải giải thể nó.
Tuy vậy sự chia tách nó thành nhiều công ty khác nhau đã khiến cổ phiếu của Standard Oil nhân ba giá trị, và chỉ trong vài năm ngắn ngủi, gia tài của Rockefeller đã chiếm gần 2% tổng giá trị nền kinh tế Mỹ.
“Đối với những ông trùm dầu mỏ, bài học từ sự trỗi dậy và tiếp tục trỗi dậy của Rockefeller là rất rõ ràng: đế chế độc quyền càng tàn nhẫn, thì kiểm soát được càng chặt, tham vọng quyền lực và tiền bạc càng lớn, thì phần thưởng cuối cùng càng lớn. Từ bây giờ trở đi, không phát minh nào có thể cản đường những ông chủ dầu mỏ trên con đường tìm kiếm sự bá chủ hoàn toàn của họ. Không đối thủ nào nhận được khoan dung. Không nguy cơ nào với những ông trùm được cho phép xuất hiện và phát triển”.
Tiếp tục bóp nghẹt cạnh tranh
Mặc dù sự uy hiếp từ xe điện đã bị loại bỏ thành công và đảm bảo được lợi nhuận của Big Oil, nhưng một nguồn năng lượng thay thế khác lại xuất hiện: cồn.
Henry Ford thiết kế chiếc Model T chạy bằng xăng hoặc cồn, và nói rằng bất kỳ thứ gì có thể lên men được đều có thể dùng làm nhiên liệu, đồng thời dự đoán rằng tương lai của nhiên liệu sẽ rộng mở với nhiều nguồn thay thế khác.
Thế nhưng ngành công nghiệp dầu mỏ lại một lần nữa chiến thắng trong việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, lần này là bằng việc ủng hộ phong trào chống cồn và sự hình thành của Đảng Cấm (Prohibition Party) năm 1869.
Mặc dù Rockefeller chống lại rượu cồn, nhưng mối quan tâm chính của ông ta không phải là duy trì đạo đức của nước Mỹ. Cấm cồn khiến các nhà sản xuất cồn bị hạn chế, và khi cồn trở nên đắt đỏ hơn, sự hấp dẫn của nhiên liệu cồn cũng chấm dứt.
Còn nữa, khi các động cơ có tỷ số nén cao được phát minh ra, các nhà sản xuất xe hơi bắt đầu gặp phải các vấn đề về hiệu năng hoạt động.
Genral Motors phân tích vấn đề và phát hiện ra rằng nguyên nhân xuất phát từ nhiên liệu. General Motors thử khoảng 15.000 công thức kết hợp khác nhau để tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm cải thiệu hiện tượng gõ trong động cơ.
Cho thêm benzen, một chế phẩm từ than, vào xăng tỏ ra là một biên pháp hiệu quả. Cũng giống như việc cho thêm cồn sinh học vào vậy. Đưa thêm 10% cồn vào xăng sẽ nâng cao chất lượng nhiên liệu, giúp động cơ ít gõ hơn.
Ngoài ra nó còn đem lại nhiều lợi ích khác, bao gồm việc cháy sạch hơn, loại bỏ bồ hóng và làm tăng công suất mà không khiến động cơ gõ nhiều hơn.
Nhưng khi tiếp tục nghiên cứu, General Motors quyết định rằng thêm chì vào xăng sẽ tạo ra “một nhiêu liệu chống gõ lý tưởng” – lý tưởng chủ yếu là vì sản xuất phụ gia chì – chì tetra etyl, sẽ cho phép họ thu được lợi nhuận cao nhất.
Nếu họ cho cồn vào xăng, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ đứng trước sự thiệt hại doanh thu lớn, đâu đó trong khoảng từ 10 đến 20%, phụ thuộc vào lượng cồn được thêm vào là bao nhiêu.
Bằng việc cho thêm chì, ngành công nghiệp dầu mỏ lại một lần nữa có thể kiểm soát tất cả. Vậy là Standard Oil hợp tác với General Motors và cho ra mắt tập đoàn liên doanh Ethyl Corporation.
Xăng pha chì trở thành tiêu chuẩn và hơn 80 năm sau đó, có không biết bao nhiêu người đã bị bệnh và chịu độc hại bởi loại phụ gia nhiên liệu nguy hiểm cho thần kinh này, mà lý do không gì khác là lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ bất lương.
Big Oil bí mật thâu tóm và phá hoại hệ thống giao thông công cộng
Năm 1936, Standard Oil và General Motors cũng tham gia vào việc cơ cấu lại hệ thống giao thông công cộng. Chỉ 10% người Mỹ sở hữu xe riêng, và phần lớn cư dân thành phố phụ thuộc vào mạng lưới xe điện.
Bằng cách thay thế xe điện bằng xe buýt chạy xăng, ngành công nghiệp dầu mỏ thiết lập nên một chỗ đứng vững chắc hơn trong nền kinh tế Mỹ. Báo cáo của Corbett viết:
“Liên minh này đã cẩn thận che giấu sự liên quan của mình tới Công ty Xe điện Quốc gia, nhưng điều này đã bị tiết lộ cho công chúng năm 1946 bởi Edwin J. Quinby… Ông ấy đã phát hiện ra cổ phần của những đế chế dầu mỏ trong Công ty Xe điện Quốc gia cùng các công ty con của nó và kể ra chi tiết việc họ đã từng bước thôn tính và phá hoại các tuyến giao thông công cộng tại Baltimore, Los Angles, St. Louis và các trung tâm đô thị chính khác…”
“Năm 1947, Công ty Xe điện Quốc gia đã bị buộc tội âm mưu hình thành độc quyền giao thông và độc quyền hoá việc kinh doanh xe buýt và các mặt hàng dự trữ. Năm 1949, GM, Firestone, Standard Oil California và lãnh đạo của các công ty này cùng các tập đoàn có liên quan đã bị truy tố về âm mưu lần thứ hai”.
“Hình phạt cho việc thâu tóm và phá huỷ cơ sở hạ tầng giao thông công cộng của nước Mỹ ư? 5.000 USD. H. C. Grossman, người từng là giám đốc của Công ty Xe điện Thái Bình Dương khi nó đang quản lý việc tháo dỡ hệ thống xe điện Thái Bình Dương trị giá 100 triệu USD của thành phố Los Angeles, chỉ bị phạt đúng 1 USD”.
Tiếp sau đó là phá hoại hệ thống đường sắt. Năm 1953, Chủ tịch của General Motors là Charles Wilson đã được chỉ định là Bộ Trưởng Quốc phòng, và Wilson cùng với Francis DuPont, người phụ trách công ty Đường Cao tốc Liên bang, đã khởi động dự án công cộng lớn nhất lịch sử nước Mỹ – hệ thống đường cao tốc nối liền các bang.
Kết quả là lượng người sử dụng đường sắt giảm 84% trong khoảng từ năm 1945 đến năm 1964. Trong khi đó, sở hữu xe hơi cá nhân tăng vọt, cùng với đó là doanh số bán xăng, tăng 300%. Điều tương tự diễn ra ở châu Âu càng làm vững chắc thêm tương lai của dầu mỏ.
Báo cáo cũng đi vào chi tiết đằng sau sự thiếu hụt gas đã đẩy Hoa Kỳ vào một đợt suy thoái kinh tế đầu những năm 1970, tiết lộ việc làm cách nào nhóm bí mật Bilderberg Group do Hoàng tử Bernhard của Hà Lan sáng lập năm 1954, thành công trong việc tạo ra một hệ thống tài chính mới dựa trên đồng USD dầu mỏ – một hệ thống chưa từng có tiền lệ cho phép các đế chế dầu mỏ quyền kiểm soát nền kinh tế.
Sự thay đổi của Rockefeller
Trong những năm tháng của đời mình, John D. Rockefeller là người đàn ông bị người đời khinh miệt. Nhưng điều này đã thay đổi hoàn toàn khi ông ta thuê được Ivy Ledbetter Lee, người đã “phát minh” ra ngành công nghiệp quan hệ công chúng mà chúng ta biết hiện nay.
John D. được dựng phim những hình ảnh ông đang trao tiền cho người nghèo, và được công chúng biết đến là một người đàn ông tốt bụng và ấm áp. Mặc dù được xem là sống sượng theo tiêu chuẩn ngày nay, những lúc ấy những trò phô trương kiểu này đã phát huy hiệu quả.
Tuy vậy, Rockefeller vẫn cần phải làm nhiều hơn để thực sự chiếm được lòng tin của công chúng.
Corbett viết: “Để giành được cảm tình của công chúng, ông ta phải cho họ cái họ muốn. Và không khó để biết họ muốn thứ gì: tiền”.
“Nhưng cũng như cha mình, Bill Quỷ dữ, người đã dạy ông ta làm thế nào trong những thương vụ kinh doanh, Rockefeller đảm bảo chắc chắn rằng mình sẽ nhận được phần hơn trong mỗi lần mặc cả. Ông ta “quyên” số tài sản khổng lồ của mình để tạo nên những tổ chức phục vụ xã hội, nhưng rồi những tổ chức đó sẽ được sử dụng để lèo lái xã hội theo mong muốn của ông ta”.
“Như tất cả những kẻ cai trị tự xưng trong lịch sử đã nhận ra, xã hội phải thay đổi từ dưới lên trên. Người Mỹ trong thế kỷ 19 vẫn rất hiếu học… với tỷ lệ biết đọc biết viết lên đến 93%.
“Trước khi luật đi học bắt buộc đầu tiên được áp dụng tại Massachusetts năm 1852, giáo dục là tư nhân và phi tập trung hóa, và kết quả là… một nền tảng vững chắc về lịch sử và khoa học được phổ cập. Nhưng một quốc gia của những cá nhân có thể nghĩ cho bản thân họ là một lời nguyền rủa với những kẻ độc quyền. Những đế chế dầu mỏ cần một lượng lớn những người lao động biết nghe lời…”
Thâu tóm ngành giáo dục
Hành động từ thiện đáng kể đầu tiên John D. Rockefeller là thành lập Đại học Chicago, tiếp sau đó là khoản quyên góp trị giá 180 triệu USD để thành lập Hội đồng Giáo dục Đại học (General Education Board).
Nhưng trái với những gì chúng ta nghĩ, những hành động hào phóng này không phải để phục vụ cho giáo dục, mà là để kiểm soát và làm suy kiệt nó.
Frederick Taylor Gates trở thành một đồng minh đáng tin cậy, và trong cuốn “Ngôi trường quốc gia của ngày mai”, Gates đã tóm lược kế hoạch của Rockefeller về việc giáo dục những thế hệ Hoa Kỳ tương lai như sau:
“Trong giấc mơ của chúng tôi, chúng ta có những nguồn lực vô tận, và con người làm việc với sự dễ bảo hoàn hảo trong bàn tay nhào nặn của chúng ta. Hệ thống giáo dục thông thường hiện nay phai nhạt trong tâm trí chúng tôi; và không bị ảnh hưởng với truyền thống, chúng tôi làm việc thiện chí cho một người dễ chịu và sẵn sàng trả lời. Chúng tôi sẽ không cố gắng đào tạo ra những người hoặc con cháu của những người đó thành những nhà triết gia hay con người của học tập hay khoa học.
“Chúng tôi sẽ không đào tạo họ trở thành những nhà văn, nhà diễn thuyết, nhà thơ, hay những học giả. Chúng tôi sẽ không tìm kiếm những nghệ sỹ, họa sỹ hay nhạc công vĩ đại. Chúng tôi cũng sẽ không hoan nghênh những tham vọng tầm thường tạo ra những luật sư, bác sỹ, người truyền giáo, chính trị gia, chính khách, hay những người mà giờ chúng ta đã có đủ nguồn cung cấp”.
Chiến lược hiệu quả loại bỏ y học cổ truyền
Bên cạnh những âm mưu khác được các thế lực dầu mỏ chống lưng nhằm nhào nặn và định hình hệ thống giáo dục Mỹ, là kế hoạch thay đổi việc giảng dạy lịch sử Mỹ để khuyên khích chủ nghĩa tập thể, cũng như một chương trình nhằm thay đổi các hoạt động y khoa.
Các loại thuốc xuất phát từ thảo dược tự nhiên đã từng là tiêu chuẩn, và Rockefeller bắt đầu dịch chuyển ngành dược phẩm sang sử dụng những chế phẩm từ dầu mỏ. Với mục tiêu này, Viện Nghiên cứu Y học Rockefeller được thành lập năm 1901, do Simon Flexner làm lãnh đạo.
“Người anh em của ông ta, Abraham là một nhà giáo dục, người đã ký hợp đồng với Tổ chức Carnegie để viết một báo cáo về tình trạng của hệ thống giáo dục y khoa Hoa Kỳ. Nghiên cứu của ông ta, ‘Báo cáo Flexner,’ cùng với hàng trăm triệu USD mà Rockefeller và Tổ chức Carnegie đã rót vào các nghiên cứu y học trong những năm tiếp theo, đã cải tổ hệ thống y học Hoa Kỳ”.
“Những vị thuốc thảo dược tự nhiên và thuốc vi lượng đồng căn, những biện pháp chăm sóc sức khỏe tập trung xoay quanh những phương pháp tự nhiên không có bằng sáng chế và không thể kiểm soát giờ đây bị coi là lang băm và bị loại bỏ; chỉ còn lại những phương pháp chữa bệnh hiện đại yêu cầu những quy trình y tế đắt đỏ và nằm viện dài ngày mới được coi trọng…”
“Của cải của Carnegie, Morgan và Rockefeller đã tài trợ cho phẫu thuật, xạ trị và thuốc tổng hợp. Họ trở thành những người sáng lập nên ngành kinh tế y tế… Những ông trùm dầu mỏ đã đẻ ra toàn bộ ngành công nghiệp y tế từ những trung tâm nghiên cứu của họ và rồi bán sản phẩm mà họ sản xuất từ những công ty hóa dầu của họ làm ‘thuốc”.
>>> 5 lý do tại sao “y học” hiện đại là thất bại lớn nhất trong thời đại chúng ta
Thâu tóm hệ thống tài chính Mỹ và độc quyền lương thực
Quyền lực tài chính của những người khổng lồ trong công nghiệp dầu mỏ ngày nay đã gần như không thể nào dò xét được, nhưng mục tiêu của nó là kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính.
Điều này về bản chất đã hoàn thành cùng với sự khai thủy của Cục Dự trữ Liên bang, tổ chức được thành lập năm 1913 sau cuộc gặp gỡ bí mật trên đảo Jekyll, chi tiết cuộc gặp đã hoàn toàn bị xóa sạch. Những người tham dự bao gồm bố vợ của John D. Rockefeller Jr., Thượng nghị sỹ Nelson Aldrich và đại diện các ngân hàng.
Sau đó vào khoảng những năm 1950, James Stillman Rockefeller, cháu trai của người anh em của John D., trở thành lãnh đạo của Ngân hàng Thành phố Quốc gia, trong khi đó David Rockefeller, cháu trai của John D., thâu tóm Ngân hàng Chase Manhattan. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn.
“Giành hết thành công này đến thành công khác trên con đường củng cố sự độc quyền của mình trên khắp mọi lĩnh vực cuộc sống của con người, nhưng tham vọng của những ông trùm dầu mỏ ngày càng trở nên lớn hơn. Lần này, mục tiêu của họ là kiểm soát nguồn cung thực phẩm của cả thế giới, và một lần nữa chúng lại dùng nhân đạo để che đậy cho âm mưu thâm tóm của mình”, Corbett giải thích.
Tổ chức Rockefeller tài trợ cho cuộc Cách mạng Xanh, đây là cuộc vận động làm dẫn tới sự xuất hiện của những chế phẩm hóa dầu trong nông nghiệp. Cuộc Cách mạng này đã nhanh chóng làm thay đổi diện mạo của nông nghiệp, ở cả Hoa Kỳ và trên thế giới.
Chương trình “Lương thực vì Hòa bình” của tổng thống Lyndon Johnson thực chất yêu cầu những nước nhận tài trợ phải sử dụng công nghệ phụ thuộc vào dầu mỏ và hóa chất, những nước nào không thể mua nổi sẽ được cho vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới.
Tiếp theo là “Cách mạng Gen”, Corbett viết: “Người chơi trong cuộc ‘Cách mạng Gen’ gần như giống với những người chơi trong cuộc Cách mạng Xanh, với I. G. Farben phát triển từ Bayer Cropscience và BASF Plant Science kết hợp với những công ty có liên hệ với các ông trùm dầu mỏ truyền thống như Dow AgroScience, DuPont Biotechnology và tất nhiên là cả Monsanto, tất cả đều được Tổ chức Rockefeller tài trợ…”.
Kế hoạch cuối cùng: Độc quyền hóa Cuộc sống
Những người thờ ơ với lịch sử sẽ phải trải nghiệm lại lịch sử, và nếu câu chuyện trên đây có chút ý nghĩa với chúng ta, thì trừ khi chúng ta nhận thức được những chuyện đã diễn ra, nếu không chúng ta sẽ bị lừa hết lần này tới lần khác, bởi lẽ kế hoạch cuối cùng của những ông trùm dàu mỏ vẫn chưa được nhận ra – nếu chúng ta cứ để họ làm như vậy. Corbett đã viết như sau trong phần kết:
“Sự thâu tóm giáo dục, y tế, hệ thống tiền tệ, và chuỗi cung ứng lương thực, cho thấy mục tiêu của chúng còn lớn hơn nhiều so với chỉ độc quyền dầu mỏ: đó là tham vọng độc quyền mọi mặt của cuộc sống, để dựng lên hệ thống hoàn hảo kiểm soát mọi mặt của xã hội, mọi lĩnh vực mà từ đó bất kỳ sự cạnh tranh nào với quyền lực của họ khó có thể xuất hiện… Nhưng những ông trùm dầu mỏ vẫn chưa xong việc”.
“Kế hoạch tiếp theo của họ, khởi phát vào những năm cuối thế kỷ 20, là quá tham vọng để chúng ta có thể thấu hiểu được. Nó là sự độc quyền cuộc sống”.
“Họ đã dành hàng thập kỷ để trải đường cho sự thâu tóm này và sắp xếp những nguồn lực khó có thể nắm bắt được của họ để chuẩn bị cho công việc này. Và phần lớn dân số thế giới, những người vẫn chơi trò mà các đế chế dầu mỏ đã làm chủ và bỏ chời từ lâu, đang chuẩn bị rơi vào tay họ thêm một lần nữa”.
>>> Chính phủ Mỹ và Big Pharma cố ý phá vỡ luật pháp để thu lợi nhuận khổng lồ?
>>> Hơn 30.000 nhà khoa học tuyên bố biến đổi khí hậu chỉ là sự dối trá
>>> Loạt ảnh cho thấy cuộc chiến chống vắc-xin đã diễn ra hơn 100 năm qua
Quốc Hùng, theo HAF