Tinh Hoa

Cổ nhân dạy: “Thuận đạo Trời thì hưng, nghịch đạo Trời thì vong”, vậy Trời là ai?

Trong văn hóa truyền thống, “Thiên” là danh xưng tối cao vô thượng, “Thiên” trong tâm tưởng của con người là sự kính ngưỡng, sự gần gũi mà gọi bằng hai chữ “ông Trời”.

“Thuận đạo Trời thì hưng, nghịch đạo Trời thì vong”. (Ảnh: Shutterstock)

Đế vương của các triều đại trong lịch sử thường phải cử hành nghi lễ tế Trời. Mỗi khi gặp thiên tai nhân họa, các vị Hoàng đế thường cho rằng chính vì bản thân mình làm việc thất đức mà gây ra, phải thành khẩn hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, thành kính hướng về Trời mà cầu nguyện.

Có những lúc, để biểu đạt lòng thành tín và ý chí quyết tâm của mình, người xưa cũng hướng về phía Trời mà lập lời thề nguyền thệ ước.

Vậy “Thiên” là ai?

“Thiên” trong văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần là khoảng không vũ trụ đối xứng với mặt đất, nơi con người sinh tồn. Trên thực tế, trong văn hóa truyền thống đem hết thảy những gì ở bên ngoài con người đều quy về là “Thiên”. Những thứ vượt trên “nhân trí” – trí tuệ của con người, “nhân công” – sự khéo léo của con người, “nhân lực” – sức người được gọi là “thiên nhiên”, “thiên công”, “thiên thành”. Người hiện đại gọi là tự nhiên.

“Thiên nhiên khứ điêu sức”, ý nói những điều tự nhiên nhất.

“Xảo đoạt thiên công”, ý nói những công việc cực kỳ khéo léo tinh xảo đến mức độ tuyệt hảo sánh với Trời.

“Hồn nhiên thiên thành”,  ý nói trời sinh hoàn mỹ, khí chất tự nhiên như Trời.

Đây là những điều thuộc về tự nhiên.

Hết thảy tạo hóa của vũ trụ đều thuộc về thiên nhiên, thiên công và thiên thành. Thiên nhiên là sự phù hợp, vừa vặn nhất. Thiên công là sự khéo léo, xảo diệu nhất. Thiên thành là sự trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất.

Uy lực của Trời là vô cùng vô tận. Tạo hóa của Trời là huyền diệu khó lường, không gì có thể sánh bằng, cũng không gì có thể chống lại được. Vậy nên, con người kính sợ và tôn sùng “Trời” là điều tất lẽ dĩ nhiên.

Nhân tố ẩn dấu đằng sau “Trời” là gì?

Đạo gia giảng “trên đầu ba thước có thần linh”. Phật gia giảng có “thiên nhân” (người trời) và thế giới Thiên Quốc. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Phật trên Thiên Thượng nhiều không đếm xuể”. Thần Phật có thể tạo ra con người, tạo ra vạn vật và sáng chế thế giới.

Đạo gia Trung Quốc có truyền thuyết Thần Nữ Oa vê đất nặn người, còn có truyền thuyết Thần Bàn Cổ khai thiên lập địa. Hết thảy năng lực, trí huệ và cảnh giới của Thần Phật đều vượt xa bội lần so với nhân loại.

Thần Phật có thể làm được hết thảy những điều mà con người không thể làm được. Họ có thể làm chúa tể, cải biến hoàn cảnh sinh tồn của con người, quyết định vận mệnh của con người và xã hội nhân loại. Ý nguyện, ý chỉ của Thần Phật chính là “Thiên ý”.

Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là một “ông Trời”. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều có thế giới thiên quốc do tự mình chủ trì. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là Thiên Chủ của con người do họ tạo ra.

Vận mệnh của mỗi người đều do Thần Phật an bài và cai quản, đây gọi là “Thiên mệnh”. “Thiên mệnh” là không thể trái và không thể thay đổi.

“Thiên hành hữu thường, bất vi nghiêu tồn, bất vi kiệt vong” ý nói: Đạo trời vận hành có quy luật nhất định, sẽ không thay đổi vì sự tồn tại của người có đạo đức cao như đế Nghiêu hay những kẻ bạo chúa như vua Kiệt.

Vạn vật phải thuận theo Thiên đạo mà hành

Thần Phật hành sự cũng là thuận theo Pháp tắc và quy luật thống nhất của vũ trụ. (Ảnh minh họa từ Internet)

Thần Phật hành sự cũng là thuận theo Pháp tắc và quy luật thống nhất của vũ trụ. “Pháp tắc” và “quy luật” này được gọi là “Thiên đạo” (lẽ Trời, đạo của Trời).

“Trời là bất biến và Đạo cũng là bất biến”. “Thiên đạo” không thể chống lại, vậy nên “thuận Trời thì hưng thịnh mà nghịch Trời thì tất sẽ vong”. Hết thảy mọi thứ ở nhân gian đều nằm trong tay của Thần Phật. Đó cũng là điều mà con người gọi là: “Lưới Trời tuy thưa mà khó lọt”, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Con người làm việc gì cũng nên quan sát Thiên ý, tuân theo Thiên đạo và thuận theo Thiên thời. “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” tắc thì sự sẽ thành. Bởi vậy, con người làm việc nên cố gắng hết sức làm tròn bổn phận của mình và nghe theo Thiên mệnh. Mưu trí của con người há có thể đấu với Trời? “Người định không bằng Trời định”, “Con người có ngàn tính toán, ông Trời chỉ có một tính toán mà thôi”.

Từ xưa đến nay, cố nhân khuyên rằng: “Thiên ý cao khó hỏi”, “Thiên cơ là không thể tiết lộ”, “người đang làm, Trời đang nhìn”, “Người nói thì thầm, ông Trời nghe thấy rõ như tiếng sấm. Trong tối tăm mà làm việc trái Thiên lý, mắt Thần như điện”, “Người sinh ra một niệm, ông Trời đều biết hết”. Hết thảy những gì con người nghĩ và làm, liệu có thể giấu được ông Trời sao?

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, không phải là không có báo ứng chỉ là chưa đến lúc, thời điểm vừa đến thì hết thảy sẽ có báo ứng. Con người có người lương thiện, người gian dối nhưng ông Trời không lừa dối. “Thiên lý” là công bằng. Người vi phạm “Thiên lý” tất sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, đây là điều được gọi là “Trời phạt”. Sức lực của con người quá nhỏ bé, sao có thể chống lại được Trời? Cho nên, cái gọi là đấu với Trời, chẳng qua chỉ là một kiểu nói ngông cuồng của những người vô tri mà thôi.

“Trời” là đấng tối cao mà con người nên phải kính sợ và phục tùng. Con người không biết lượng sức mình, đem trí tuệ thấp kém đấu với Trời thì kết cục bi thảm tất sẽ giáng xuống thân. Lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại đã chứng minh điều này và lịch sử nhân loại tương lai cũng sẽ tiếp tục chứng minh điều này là đúng.

Theo Daikynguyenvn